PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỨ KỲ
TRƯỜNG TIỂU HỌC CỘNG LẠC
Video hướng dẫn Đăng nhập

UBND HUYỆN TỨ KỲ

THƯỜNG TIỂU HỌC CỘNG LẠC

Số: .....  /KH- THCL

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Cộng Lạc, ngày 15 tháng 9 năm 2024

 

KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2024 - 2025

       Căn cứ Thông tư 28/2020/TT-BGD ĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 Ban hành Điều lệ trường tiểu học;

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;

       Căn cứ Thông tư 28/2020/TT-BGD ĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 Ban hành Điều lệ trường tiểu học;

      Căn cứ Quyết định số 2215/QĐ-UBND ngày 28/8/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2024- 2025.

      Căn cứ Công văn số 1755/SGDĐ- GDTH  ngày 21 tháng 8 năm 2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2024-2025;

      Căn cứ hướng dẫn số 178/PGD&ĐT- GDTH ngày 30 tháng 8 năm 2024 của Phòng GD&ĐT Tứ Kỳ về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cấp Tiểu học năm học 2024-2025.

           Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024 và tình hình thực tế của nhà trường năm học 2024-2025, Trường TH Cộng Lạc xây dựng Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025 như  sau:

 

PHẦN I.  ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

 

I- KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2023 - 2024

1- Thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục

1.1. Trường, lớp, học sinh: 

Tổng số lớp: 16 lớp

Tổng số học sinh: 490 trong đó:

+ Số học sinh nữ: 215 Tỷ lệ: 43,8 %

+ So với năm học trước tăng: 0 học sinh

+ Học sinh bỏ học (số học sinh giảm với đầu năm học không): không

+ Số học sinh khuyết tật hòa nhập:  04

1.2. Đội ngũ giáo viên

Tổng số CB-GV-NV: 23 (đến thời điểm 30/5/2024)

Trong đó:

+ Cán bộ quản lý: 02; Nhân viên: 03;

Tổng số giáo viên: 18; Trong đó: Viên chức: 18; Hợp đồng: 0

          - Quản lý: 02 đ/c Hệ đào tạo:  Đại học sư phạm tiểu học: 01; Đại học QLGD: 01

- Kế toán: 01 đ/c trình độ Đại học kế toán.

- Thư viện - đồ dùng: 01 đ/c trình độ cao đẳng thư viện

- Nhân viên y tế: 01 đ/c hệ đào tạo trung cấp

- Giáo viên giảng dạy văn hóa: 13 đồng chí, 13 đ/c trình độ ĐH.

- Giáo viên Mĩ thuật:  01 đ/c trình độ Đại học Mỹ thuật

- Giáo viên Âm nhạc : 01 đ/c trình độ Đại học Âm nhạc.

- Giáo viên môn Tiếng Anh: 01 đ/c trình độ Đại học sư phạm Anh văn , đã có trình độ B2.

- Giáo viên GDTC (thể dục): 01 đồng chí trình độ đại học TDTT.

- Giáo viên Tin học:  01 đ/c trình độ Đại học

1.3 - Chất lượng:

          + Học sinh:

        - Thi bóng đá cấp tỉnh có 5 em đạt huy chương Bạc.

        - Thi Cờ vua cấp huyện có 2 em đạt giải Ba.

         - Thi đấu trường toán học VIOEDU có 1 em đạt giải KK cấp tỉnh; 2 em xuất sắc lọt vào vòng thi cấp tỉnh.

         - Thi tiếng Anh  trên mạng internet: Có 1 em đạt giải nhì,  02 em đạt giải Ba, 4 em đạt giải KK cấp huyện.

         - Giao lưu bơi cấp huyện có 3 giải Nhất,  2 giải Nhì, 2 giải Ba.

         - Thi Trạng nguyên Tiếng Việt cấp tỉnh có 2 em đạt giải Ba; Cấp huyện có 6 Giải Nhi, 4 Giải ba, 6 Giải KK.

          - Thi Robocon cấp huyện có 3 em đạt Giải KK.

          - Toàn trường có 155 em hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập và rèn luyện; 57 em có thành tích tiêu biểu trong học tập và rèn luyện.

           + Giáo viên:

          - 100% CBGV nhà trường đã tích cực học tập, lao động sáng tạo, áp dụng và nghiên cứu đề tài SKKN. Kết quả có 15 SKKN được công nhận cấp huyện, 01 SKKN được công nhận cấp Tỉnh.

           - Thi giáo viên giỏi cấp huyện: Cô Trần Thị Thùy đạt giải Ba cấp huyện.

           -  Kết quả xét hoàn thành chương trình lớp học, hoàn  thành  chương trình tiểu học

           - 87/ 87 em học sinh lớp 5 được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học, đạt 100%.

           - Học sinh lớp 5 đạt về phẩm chất và năng lực : 100%; Học sinh lớp 1,2,3,4 lên lớp thẳng : 99,8 %

         1.4 Danh hiệu thi đua đạt được

          - Trường Chuẩn quốc gia mức độ 1.

          - Tập thể Lao động Tiên tiến.

          - Công đoàn vững mạnh được Liên đoàn lao động huyện tặng Giấy khen..

          - Liên đội Vững mạnh được Hội đồng Đội Trung Ương tặng Bằng khen.

          - Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: 02 đ/c

          - Lao động tiên tiến: 14 đ/c 

          - UBND huyện tặng giấy khen: 02 đ/c                                                

          * Xếp loại viên chức:

+ Hoàn thành Xuất sắc: 2 đ/c =  8,7%

+ Hoàn thành tốt:  21 đ/c = 91,3%

+ Hoàn thành nhiệm vụ: 0 đ/c = 0%

+ Không hoàn thành nhiệm vụ: 0 đ/c = 0%

          * Xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp:

+ Tốt: 18 đ/c = 100%          

+ Xếp loại Khá: 0 đ/c = 0%

+ Xếp loại Đạt: 0 đ/c = 0%

          Trường Tiểu học Cộng Lạc thực hiện xuất sắc kế hoạch năm học 2023-2024 đã xây dựng. Thực hiện nghiêm túc chương trình và kế hoạch giáo dục. Các phong trào hội thi được tổ chức thực hiện đảm bảo về số lượng, an toàn, kết quả  cao. Các chỉ tiêu thi đua về chất lượng và danh hiệu thi đua của cá nhân, tập thể đều được duy trì và phát huy.

      II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NĂM HỌC 2024 - 2025

          1. Học sinh:

   Trường loại III với số lớp là 15 lớp. Số học sinh có 480 em. Số học sinh giảm so với năm học trước: 10 em.

Khối

Số lớp

Học sinh

Sĩ số TB HS/lớp

Số HS học 2 buổi/

ngày

Số HS bán trú

Số HS học

T. Anh

Số HS lưu ban

Gia đình chính sách

Gia đình khó khăn

TS

Nữ

KT

Dân tộc

1

3

97

57

1

 

32,3

97

0

97

1

 

4

2

3

109

48

1

 

36,3

109

0

109

1

 

5

3

3

91

32

0

 

30,3

91

0

91

 

 

6

4

3

87

37

0

 

29

87

0

87

 

 

5

5

3

96

46

1

 

32

96

0

96

 

 

5

Cộng

15

480

220

3

 

32

480

0

480

 

 

25

 

 

     2. Số liệu CBQL-GV-Nhân viên

a. Giáo viên

 

TT

Tổ chuyên môn

Giáo viên

Đảng viên

Số giáo viên

 

Biên chế

Hợp đồng

Trình độ chuyên môn

 

Trên ĐH

ĐH

Khác

 

TS

Nữ

 

Trong biên chế

Thỉnh giảng

 
  1.  

Tổ 1,2,3

11

10

8

11

0

0

0

11

0

0

 

  1.  

Tổ 4,5

10

9

5

8

0

2

0

9

1

0

 

 

b. Cán bộ - Nhân viên

 

TT

Bộ phận

Số lượng

Đảng viên

Số người

 

Biên chế

Hợp đồng

Trình độ

 

Trên ĐH

ĐH

Khác

 

TS

Nữ

 

  1.  

Lãnh đạo

2

2

2

2

0

0

2

0

0

 

  1.  

Kế toán- VT

1

1

1

1

0

0

1

0

0

 

  1.  

Y tế -Thủ quỹ

1

1

0

1

0

0

01

0

0

 

  1.  

Thư viện-TB

1

1

1

1

0

0

1

0

0

 

  1.  

Bảo vệ

1

0

0

0

0

0

0

0

0

 

  1.  

Phục vụ

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

 

 

        3. Các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường

Nhà trường có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao nhi đồng Hồ Chí Minh theo qui định hiện hành tại Điều lệ trường Tiểu học.

- Chi bộ Đảng: Chi bộ độc lập, có 17 đảng viên.

- Công đoàn: Tổng số Công đoàn viên 24 được chia làm 2 tổ công đoàn Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh: tổng số đoàn viên TNCSHCM: 9

- Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh: tổng số Chi đội là 6, tổng số đội viên 183 , Nhi đồng : 297.

 

          4. Cơ sở vật chất kĩ thuật nhà trường

Diện tích trường

(m2)

Khối phòng hành chính quản trị

Khối phòng hỗ trợ học tập

Khối phòng học tập

Sân tập

(m2)

Phòng học

Phòng học bộ môn Khoa học và Công nghệ

Phòng học bộ môn

ÂN + MT

Phòng học bộ

Tin học

Phòng học bộ môn Ngoại ngữ

Phòng đa chức năng

P. khác

12804

7

8

15

0

02

1

1

1

5

1800

- Trang thiết bị dạy học:

* Bàn ghế học sinh : 250 bộ; Máy chiếu : 02; Bảng tương tác: 0; Ti vi: 20, Đàn: 01.

* Sách giáo khoa học sinh mua đủ đáp ứng  bình quân số cuốn trên học sinh đạt tối thiểu lớp 1,2,3 đạt 6 cuốn mỗi em ; lớp 4,5 đạt  9 cuốn một em.

* Tổng số sách trong thư viện: 6970 bản; Đáp ứng đầy đủ yêu cầu mượn đọc của giáo viên và học sinh.

         5. Thuận lợi- Cơ hội:

 a. Thuận lợi

- Trường có đủ loại hình giáo viên ; Mĩ thuật; Âm nhạc, Thể dục, Tin học, Tiếng Anh để thực hiện chương trình học 2 buổi / ngày. Đội ngũ CBQL, giáo viên năng động sáng tạo, tuân thủ  nghiêm quy chế của ngành và nội quy của nhà trường. Có ý thức nghiêm túc trong việc nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đổi mới giáo dục, sẵn sàng đón nhận cái mới.

- Đa số học sinh có ý thức học tập tốt, chuyên cần, ngoan ngoãn, lễ phép, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.

-Trang thiết bị dạy học của nhà trường được đảm bảo theo yêu cầu tối thiểu theo quy định.

- Ba năm gần đây chất lượng dạy và học của nhà trường luôn ổn định và phát triển của GD tiểu học huyện Tứ Kỳ. Trường đạt tập thể LĐTT là tiền đề để nhà trường tiếp tục phát triển.

- Các tổ chức đoàn thể quần chúng của nhà trường đều có sự cộng tác thường xuyên, kết hợp cùng nhà trường trong việc tổ chức giáo dục học sinh .

- Hội cha mẹ luôn quan tâm, sát cánh cùng nhà trường trong mọi hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh.

      b. Cơ hội:

- Nhà trường có đầy đủ các phòng học, phòng chức năng đảm  bảo yêu cầu của trường chuẩn Quốc gia mức độ I.

- Nhà trường đã tạo được uy tín và thương hiệu đối với CMHS và địa phương về chất lượng dạy- học, giáo dục của nhà trường nên được sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương và đa số PHHS.

5. Khó khăn- thách thức:

a. Khó khăn:

- Nhà trường có bếp ăn bán trú cho học sinh nhưng chưa đủ diện tích và các trang thiết bị phục vụ cho bếp ăn. Vì vậy chưa tổ chức được cho nhiều học sinh ăn bán trú .

       - Chương trình GDPT 2018 đòi hỏi GV phải tích cực đổi mới phương pháp chuyển từ dạy tiệp cận nội dung sang dạy học theo định hướng phát triển PC, NL; chuyển quyền tự chủ cho GV trong xây dựng chương trình môn học; sáng tạo trong việc dùng dữ liệu SGK, ,..đó là những nội dung mới nên việc thực hiện đối với GV lớp 1,2,3  trong năm học này gặp nhiều khó khăn.

-Việc ứng dụng CNTT trong thực hiện nhiệm vụ như sử dụng Execle; powpoint; Elearning, các trang thông tin; các phần mềm...CTGDPT 2018, đòi hỏi việc tự học nhiều, tập huấn nhiều, sách mới chương trình mới; quyền tự chủ cao; đối với một số GV còn gặp những khó khăn nhất định.

- Biên chế giáo viên dạy 1,26 giáo viên/ lớp không đáp ứng đủ giáo viên để duy trì dạy học 2 buổi/ ngày.

- Hệ thống tường bao xung quanh trường thấp nên không đảm bảo an toàn cơ sở vật chất trong nhà trường. Khu vực sân trường phía cổng vào còn thấp, hệ thống thoát nước chưa tốt.

 Điều kiện kinh tế của nhân dân địa phương còn nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến việc đầu tư học tập của học sinh.

b. Thách thức

  - Đa số PH đi làm công ty, không có nhiều thời gian quan tâm và chăm lo tới việc học hành của con em mình, nhiều khi còn phó mặc cho ông bà và nhà trường nên thiếu sự phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục học sinh để vượt qua những biểu hiện tiêu cực của xã hội hiện tại như : chơi game online, bạo lực học đường, ý thức khi tham gia giao thông...

- Sự phát triển kinh tế theo đặc thù địa phương trong đó có mặt trái cơ chế thị trường đã ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân địa phương trong đó có học sinh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN II. NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2024-2025.

I. CHỦ ĐỀ NĂM HỌC

 “Đoàn kết, kỷ cương, trách nhiệm, đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Nhà trường triển khai thực hiện bảo đảm chất lượng, hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT; Chủ động, tích cực, kịp thời tham mưu với các cấp lãnh đạo của địa phương để tổ chức triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024 đảm bảo an toàn trường học, chủ động, linh hoạt triển khai chương trình, kế hoạch năm học và thực hiện mục tiêu kiên trì chất lượng giáo dục tiểu học. Thực hiện hiệu quả phân cấp quản lý gắn với giải trình trong tổ chức thực hiện  kế hoạch năm học theo qui định và phù hợp với thực tiễn tại địa phương.

2. Tăng cường CSVC đáp ứng thực hiện CTGDPT; sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có trong trường; khắc phục tình trạng thiếu phòng học. Chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất trường học để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ năm học; tham mưu với lãnh đạo các cấp để có nhà đa năng, bếp ăn bán trú, cải tạo nền các phòng học, các phòng chức năng, bếp ăn, nhà vệ sinh, công trình nước sạch và mua sắm bổ sung bàn ghế bán trú cho học sinh,các thiết bị dạy học còn thiếu như: Hệ thống đường  điện của các phòng học, máy chiếu, máy phô tô... Không đưa vào sử dụng các công trình, lớp học, nhà vệ sinh chưa bảo đảm an toàn theo quy định. Tổ chức cho 100% học sinh của nhà trường được học 2 buổi/ngày theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đáp ứng mục tiêu giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc theo quy định của Luật Giáo dục 2019.

          3. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên đảm bảo chất lượng dạy học các môn học, hoạt động giáo dục theo Chương trình giáo dục phổ thông, chú trọng chuẩn bị đội ngũ giáo viên dạy lớp 5 trong năm học 2024-2025 nhất là bố trí đủ giáo viên dạy học các môn Tin học và môn Ngoại ngữ; đảm bảo 100% giáo viên dạy học lớp 5 được bồi dưỡng theo quy định của Bộ GDĐT; triển khai hiệu quả công tác đánh giá và bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý theo chuẩn nghề nghiệp và chuẩn hiệu trưởng.

         4. Nhà trường chú trọng đẩy mạnh chuyển đổi số, đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học; thực hiện quản trị trường học dân chủ, kỷ cương, nền nếp chất lượng và hiệu quả giáo dục theo  qui định tại Nghị định số 24/2021/NĐ-CP ngày 23/3/2021 và thông tư 28/2020/TT-BGD ĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 Ban hành Điều lệ trường tiểu học.

 

 

     5. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát theo kế hoạch; khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh; phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục nhằm phát triển  phẩm chất, năng lực cho học sinh;  phát động, tổ chức các phong trào thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong công tác dạy học.

  III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông

1.1 Chủ động thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn trường học

Tích cực xây dựng cảnh quan, môi trường đảm bảo xanh, sạch, đẹp, an toàn; có các phương án đảm bảo sức khỏe cho; trên cơ sở đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm từ các năm học trước, nhà trường chủ động phương án tổ chức dạy học theo các hình thức linh hoạt, phù hợp với tâm sinh lý học sinh, đề phòng các trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh tại địa phương và nhà trường.

Nhà trường triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ về giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh; đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường.

1.2 Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục

Nhà trường triển khai thực hiện đa dạng các hình thức tổ chức dạy học, xây dựng các phương án, kịch bản cụ thể để tổ chức dạy học phù hợp với khả năng đáp ứng của nhà trường và điều kiện thực tế của học sinh, bảo đảm an toàn và hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương với các nội dung cụ thể sau:

a) Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường để chủ động, linh hoạt và hoàn thành chương trình năm học

Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục và kế hoạch bài dạy theo hướng dẫn tại Công văn số 2345/BGDĐT-GDTH của Bộ GDĐT và Công văn số 1002/SGDĐT-GDTH ngày 26/8/2021 của Sở GDĐT, công văn số 140/PGDĐT-GDTH ngày 01/9/2021 của Phòng GD&ĐT với các kịch bản phù hợp; lựa chọn nội dung  giáo dục cốt lõi, cần thiết phù hợp với khung thời gian năm học của nhà trường, bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học linh hoạt, chủ động, hiệu quả, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện thực hiện của nhà trường; đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học; kế hoạch thời gian năm học của địa phương và các chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục; tổ chức dạy học các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc, môn học tự chọn; bố trí thời gian thực hiện chương trình đảm bảo tính khoa học, sư phạm, không gây áp lực đối với học sinh; linh hoạt trong tổ chức thực hiện dạy học các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, của nhà trường và đối tượng học sinh, đảm bảo cuối năm học đạt được yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình; khi điều kiện cho phép, nhà trường tạo môi trường cho học sinh được trải nghiệm, vận dụng các kiến thức đã học, phát huy năng lực đã đạt được trong chương trình các môn học, hoạt động giáo dục vào thực tiễn.

Tổ chức xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục đảm bảo mỗi giáo viên nắm vững mạch nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình môn học, hoạt động giáo dục và nội dung bài học, chủ đề học tập được thiết kế trong sách giáo khoa; đặc điểm địa phương, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường và đặc điểm đối tượng học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch bài dạy, đề xuất những nội dung cần điều chỉnh hoặc bổ sung, tích hợp; điều chỉnh thời lượng thực hiện; nguồn học liệu và thiết bị dạy học; hình thức tổ chức và phương pháp dạy học; hình thức tổ chức và phương pháp đánh giá; xây dựng phân phối chương trình dạy học linh hoạt phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện tổ chức dạy học, bảo đảm các yêu cầu cần đạt của chương trình đối với môn học, hoạt động giáo dục để đạt hiệu quả cao nhất.

b) Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông

Nhà trường thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4 và lớp 5 theo các văn bản hướng dẫn chuyên môn đối với cấp tiểu học đã được Bộ GDĐT ban hành, cụ thể:

- Đảm bảo đủ 15 phòng học/15 lớp, cơ sở vật chất, sĩ số học sinh đảm bảo không quá 35 em/1 lớp theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học; có đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định; đảm bảo tỷ lệ giáo viên/lớp và cơ cấu giáo viên để dạy đủ các môn học và hoạt động giáo dục theo quy định.

- Thực hiện dạy học các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học tự chọn và nội dung giáo dục địa phương theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tổ chức các hoạt động củng cố để học sinh tự hoàn thành nội dung học tập, các hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh; các hoạt động tìm hiểu tự nhiên, xã hội, văn hóa, lịch sử, truyền thống của địa phương…

- Duy trì tổ chức dạy học 2 buổi/ngày đối với 100% các khối lớp, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mỗi tiết 35 phút; tối thiểu là 9 buổi/tuần với 32 tiết/tuần; kế hoạch giáo dục đảm bảo phân bổ hợp lý giữa các nội dung giáo dục, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, yêu cầu cần đạt của chương trình; tạo điều kiện cho học sinh được học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở tiểu học; thời khóa biểu được sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa các nội dung dạy học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lý về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học.

Nhà trường chỉ đạo cán bộ giáo viên, nhân viên làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền và tích cực tham mưu với đảng bộ chính quyền địa phương; huy động mọi nguồn lực; đồng thời căn cứ điều kiện thực tế và nhu cầu của cha mẹ học sinh thực hiện tổ chức bán trú cho học sinh để tăng tỉ lệ học sinh bán trú từ 20- 30 %; xây dựng kế hoạch tổ chức bán trú với nội dung, hình thức phù hợp điều kiện thực tế, trên cơ sở thống nhất, tự nguyện của học sinh, cha mẹ học sinh và theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên; các hoạt động bán trú được tổ chức trong khoảng thời gian từ sau giờ học buổi sáng đến trước khi bắt đầu giờ học buổi chiều, thông qua hoạt động bán trú góp phần rèn luyện học sinh về kỹ năng sống, đạo đức, tính kỷ luật, tự phục vụ, trách nhiệm, chia sẻ, yêu thương; tổ chức hoạt động bán trú một cách linh hoạt, bao gồm các hoạt động: tổ chức ăn trưa, ngủ trưa, vui chơi, giải trí,…cho học sinh; tổ chức ăn trưa, bán trú bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm, bảo đảm dinh dưỡng, sức khỏe cho học sinh.

- Tổ chức các hoạt động cho học sinh sau giờ học chính thức trong ngày( như giáo dục kỹ năng sống, các câu lạc bộ như bóng đá, cờ vua, võ thuật....) theo nhu cầu, sở thích của học sinh trong khoảng thời gian từ sau giờ học chính thức cho đến thời điểm được cha mẹ học sinh đón về nhà; căn cứ vào nhu cầu, sở thích của học sinh, có thể tổ chức các hoạt động dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ, hoặc sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường (thư viện, sân chơi, bãi tập, nhà đa năng, bể bơi…) tạo điều kiện để học sinh vui chơi, giải trí sau giờ học chính thức trong ngày; tổ chức hoạt động sau giờ học chính thức trong ngày bảo đảm an toàn, hiệu quả, theo đúng mục tiêu đã đề ra dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ được thực hiện trên cơ sở thống nhất, tự nguyện của học sinh, cha mẹ học sinh và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

1.3 Tổ chức dạy Tiếng Anh, Tin học theo Chương trình cấp tiểu học

a- Dạy học Tiếng Anh

- Đối với lớp 1,2:

Triển khai Chương trình môn Tiếng Anh tự chọn lớp 1, lớp 2 đảm bảo các yêu cầu được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và Công văn số 1061/SGDĐT-GDTrH. Công văn số 126/PGDĐT- THCS ngày 26/8/2022 của Phòng Giáo dục và Đào tạo, tạo cơ hội cho học sinh lớp 1, lớp 2 được tiếp cận giáo dục Tin học, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục tin học cho học sinh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo

  Làm tốt công tác xã hội hóa theo tinh thần tự nguyện để thực hiện dạy học chương trình giáo dục bằng Tiếng Anh đối với môn Toán và  môn Khoa học theo hình thức linh hoạt, phù hợp; tăng cường tổ chức cho giáo viên, học sinh học Tiếng Anh qua truyền hình, các phương tiện truyền thông phù hợp khác và đẩy mạnh thực hành Tiếng Anh qua các hoạt động như đọc truyện, hoạt động trải nghiệm, các sân chơi, giao lưu.Thực hiện mô hình: Trường học đổi mới toàn diện dạy và học tiếng Anh.

Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo thực hiện theo quy định của Bộ GDĐT, cụ thể: đối với lớp 1, lớp 2 lựa chọn sách giáo khoa theo danh mục sách giáo khoa đã được Bộ GDĐT ban hành và UBND tỉnh lựa chọn.

- Đối với lớp 3,4,5:

 Triển khai thực hiện các giải pháp để tổ chức dạy học môn Tiếng Anh bắt buộc (đã được Bộ GDĐT phê duyệt danh mục SGK) đảm bảo phù hợp với nhu cầu của học sinh và cha mẹ học sinh; đảm bảo tính liên thông và theo các yêu cầu đã được qui định trong trong chương trình các môn ngoại ngữ và các văn bản chỉ đạo của Bộ GD ĐT.

Triển khai sử dụng Hệ thống học liệu tiếng Anh trên máy tính và trực tuyến  cấp tiểu học ( theo Kế hoạch số 160/KH- BGDĐT ngày 19/2/2024 của Bộ GD ĐT  về việc triển khai sử dụng Hệ thống học liệu tiếng Anh trên máy tính và trực tuyến  cấp tiểu học  được đầu tư theo Quyết định số 4374/QĐ- BGDĐT  ngày 19/11/2021 của Bộ GD ĐT) trên nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin hiện có của nhà trường, bảo đảm chất lượng, thiết thực, phù hợp với điều kiện, khả năng đáp ứng của địa phương. 

Nhà trường thực hiện xã hội hóa trên tinh thần tự nguyện trong học ngoại ngữ để tăng cường thời lượng học; dạy học ngoại ngữ qua các chủ đề Toán và khoa học. Tăng cường tổ chức cho gioa svieen, học sinh học ngoại ngữ qua truyền hình, các phương tiện truyền thông, các nguồn học liệu phù hợp khác. Đẩy mạnh thực hành ngoại ngữ qua các hoạt động như đọc truyện, hoạt động trải nghiệm, hoạt động tạo môi trường ngoại ngữ ngoài, các sân chơi, giao lưu cho học sinh.

b- Dạy học môn Tin học

Nhà trường tổ chức dạy học môn Tin học cho 100 % các em học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5 theo yêu cầu được qui định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018; triển khai thực hiện các gải pháp để tổ chức dạy học môn Tin học theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục tin học, giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh theo hướng dẫn của Bộ GDĐT; tạo cơ hội cho học sinh lớp 1,2 được tiếp cận giáo dục Tin học.

Tổ chức tập huấn, xây dựng kế hoạch triển khai giáo dục kỹ năng công dân số theo Chương trình giáo dục phổ thông theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, của Sở GDĐT.

1.4 Thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Năm học 2024-2025, nhà trường thực hiện nội dung giáo dục địa phương ( đối với lớp 1,lớp 2, lớp 3, lớp 4 và lớp 5 theo tài liệu giáo dục địa phương đã được Bộ GDĐT phê duyệt; tích hợp, lồng ghép trong kế hoạch giáo dục nhà trường theo hướng dẫn của Bộ GDĐT tại Công văn số 3016/ BGDĐT- GDTH; Công văn số 1083/ SGDĐT- GDTH; Công văn số 153/ PGDĐT- GDTH ngày 17/9/2021 hướng dẫn triển khai thực hiện nội dung giáo dục địa phương cấp tiểu học từ năm học 2021-2022.Triển khai thực hiện tổ chức dạy học mạch nội dung giáo dục  “ Địa phương em” phù hợp với thực tiễn của địa phương và phải được thực hiện trước khi tổ chức dạy học các nội dung “ Địa phương  và các vùng miền Việt Nam” theo qui định của Chương trình giáo dục phổ thông 2018  và SGK đã được lựa chọn đối với môn Lịch sử và Địa lý lớp 4.

Xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục của địa phương tích hợp, lồng ghép trong kế hoạch giáo dục nhà trường với hình thức linh hoạt, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nhà trường, địa phương, đảm bảo mục tiêu và chất lượng giáo dục. Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục của địa phương vào chương trình các môn học, hoạt động trải nghiệm để phù hợp với đặc điểm tâm lý, trình độ phát triển nhận thức của học sinh theo từng khối lớp; đảm bảo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của các môn học, hoạt động giáo dục theo quy định, không gây áp lực, quá tải cho học sinh.

1.5 Triển khai giáo dục STEM

Nhà trường chủ động phương án tổ chức thực hiện giáo dục STEM tiếp cận theo theo yêu cầu của trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm mở rộng, nâng cao hiệu quả giáo dục thực hành và hợp tác theo nhiều cách khác nhau thúc đẩy tính sáng tạo, trí tò mò và sự thấu cảm của học sinh.

Chú trọng công tác tổ chức tập huấn, hướng dẫn cán bộ, giáo viên xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, tổ chức chuyên đề, đánh giá rút kinh nghiệm để thực hiện giáo dục STEM có chất lượng, hiệu quả và thiết thực.

Tăng cường tham mưu với UBND xã và phối hợp với cha mẹ học sinh tuyên truyền, quan tâm, đầu tư, tăng cường xã hội hóa để bố trí nguồn kinh phí, trang bị cơ sở vật chất để bảo đảm thực hiện hiệu quả giáo dục STEM trong nhà trường phù hợp với điều kiện của địa phương theo qui định, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh về vai trò của giáo dục STEM.

1.6 Nâng cao hiệu quả phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và phương pháp, hình thức đánh giá

a) Thực hiện linh hoạt  các phương pháp và  hình thức tổ chức dạy học

Thực hiện linh hoạt phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; vận dụng phù hợp những thành tố tích cực của các mô hình, phương thức giáo dục tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục; đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trên lớp học; triển khai giáo dục STEM, STEAM; tăng cường tổ chức thực hành trải nghiệm, tích hợp nội dung giáo dục địa phương, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

Tiếp tục áp dụng một cách phù hợp các thành tố tích cực của mô hình trường học mới; triển khai dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột; thực hiện dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới; tích cực tổ chức sinh hoạt chuyên môn tại các tổ chuyên môn trong trường và cụm trường; chú trọng đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học.

Nhà trường triển khai dạy học tích hợp các nội dung giáo dục ở tiểu học linh hoạt theo các hình thức tổ chức phù hợp với điều kiện thực tế của đối tượng học sinh, địa phương và nhà trường.Tích cực tham khảo, vận dụng những nội dung giáo dục tiên tiến của các mô hình giáo dục hiện đại để đưa vào kế hoạch giáo dục nhà trường một cách phù hợp; xây dựng đề án liên kết giáo dục từ đó có thể triển khai giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp theo quy định.

Xây dựng và làm tốt mô hình thư viện thân thiện phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Triển khai hiệu quả các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT, Sở GDĐT, Phòng GD&ĐT nhằm tiếp tục củng cố, đổi mới và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động thư viện , trong đó đảm bảo thư viện lưu trữ sách giáo khoa để sử dụng lâu dài và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

Thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và quản lý giáo dục, thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý quá trình dạy học và quản trị nhà trường.

b) Thực hiện hiệu quả các phương pháp và  hình thức đánh giá

Nhà trường thực hiện việc đánh giá học sinh theo qui định tại Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ GDĐT; bảo đảm phù hợp với kế hoạch dạy học, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; không kiểm tra, đánh giá vượt quá yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

 Tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý kết quả giáo dục và học tập của học sinh để giảm áp lực về hồ sơ, sổ sách, dành nhiều thời gian cho giáo viên quan tâm đến học sinh và đổi mới phương pháp dạy học.

Nhà trường thực hiện  có hiệu quả các hình thức, phương pháp đánh giá áp dụng cho đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ.. Xây dựng ma trận đề, ngân hàng câu hỏi, ngân hàng đề kiểm tra phục vụ cho đánh giá định kỳ đối với các môn học có bài kiểm tra định kỳ. Thực hiện nghiêm túc bàn giao kết quả giáo dục cuối năm học, phù hợp với từng nhóm đối tượng, kiên quyết không để học sinh “ngồi nhầm lớp”; thực hiện khen thưởng học sinh thực chất, đúng quy định, tránh tùy tiện, máy móc, khen tràn lan gây bức xúc cho cha mẹ học sinh và dư luận xã hội.

Tổ chức cho cán bộ quản lý và giáo viên tham gia tập huấn về hình thức tổ chức, phương pháp đánh giá thường xuyên, biên soạn đề kiểm tra định kỳ cho các môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tổ chức thực hiện bài kiểm tra định kỳ các môn học theo Thông tư 27/ 2020/TT- BGDĐT và Quyết định số 2904/QĐ- BGDĐT ngày 07/10/2022.

2. Thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp; củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục  và thực hiện công bằng trong tiếp cận giáo dục

2.1 Thực hiện rà soát, quy hoạch hợp lý mạng lưới trường, lớp

Làm tốt công tác tham mưu để đảm bảo có đủ phòng học, đảm bảo đủ các trang TB DH để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, đảm bảo các yêu cầu, điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục.

Nhà trường sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước kết hợp với các nguồn huy động hợp pháp khác để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng phòng học, thư viện, bếp ăn, vườn trường,…chuẩn bị tốt cho đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông. Tăng cường thực hiện xã hội hóa giáo dục, vận động, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng, cải tạo cảnh quan trường học đạt tiêu chuẩn xanh - sạch - đẹp, an toàn theo quy định.

Tăng cường và tận dụng tối đa cơ sở vật chất nhà trường để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, tổ chức bán trú đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện theo hướng kết hợp dạy học văn hóa với tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục tình cảm, đạo đức, giáo dục thể chất, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.

Nhà trường tiếp tục tham mưu với các cấp có thẩm quyền, Đảng ủy UBND xã, Hội CMHS để thay thế và nâng cấp hệ thống đường điện trong nhà trường. Sữa chữa  hệ thống điện, quạt, cửa, bàn ghế, tủ học sinh,sửa chữa nền, lan can các phòng học. Mua bổ sung tủ đựng đồ dùng cho HS bán trú, trang thiết bị lớp bán trú, và bàn ghế giáo viên, bảng lớp, bàn ghế bán trú cho HS. Sửa chữa và nâng cấp nhà vệ sinh cho học sinh . Sửa chữa, bổ sung hệ thống bảng biểu các phòng chức năng và sân trường, sửa chữa phòng tin học, tiếng Anh ... để nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I và phấn đấu đạt chuẩn mức độ II.

 Nhà trường tích cực tuyên truyền vận động phụ huynh học sinh, các tổ chức đoàn thể, xã hội, các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia tài trợ, viện trợ cho các hoạt động của nhà trường.

2.2 Củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục và đảm bảo hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục, xây dựng trường đạt chuản quốc gia

a, Củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục

Nhà trường thực hiện tốt Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ GDĐT ban hành quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; xây dựng kế hoạch nhằm thực hiện tốt các chỉ tiêu về công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; củng cố, duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

b, Thực hiện hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia

Nhà trường thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục và trường chuẩn quốc gia theo quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học, Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Công văn số 5932/BGDĐT-QLCL ngày 28/12/2018 hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông.

 Tích cực tham mưu với Đảng uỷ, chính quyền địa phương quan tâm, chỉ đạo tập trung các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để nhà trường đạt kiểm định mức độ III và phấn đấu đạt chuẩn Quốc gia mức độ II, tạo nền tảng vững chắc thực hiện thành công Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Chủ động áp dụng mô hình giáo dục tiên tiến, hiện đại đáp ứng yêu cầu của người học.

2.3 Thực hiện giáo dục đối với trẻ khuyết tật, trẻ em lang thang, cơ nhỡ

a) Đối với trẻ khuyết tật

Trường có 3 học sinh khuyết tật trí tuệ. Nhà trường thực hiện các quy định về giáo dục hoà nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật theo luật người khuyết tật và các văn bản vi phạm pháp luật về giáo dục người khuyết tật. Nâng cao chất lượng giáo dục đối với trẻ khuyết tật; chỉ đạo, xây dựng, triển khai thực hiện Kế hoạch giáo dục người khuyết tật tại địa phương theo Luật Người khuyết tật 2010 và các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục người khuyết tật. Bảo đảm các điều kiện để trẻ em khuyết tật được tiếp cận với giáo dục, tăng cường giáo dục hòa nhập; tăng cường tuyên truyền trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về vấn đề giáo dục hòa nhập; đối với những lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập, phải xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng học sinh khuyết tật. Thực hiện dạy học và đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân; tùy theo dạng tật, mức độ khuyết tật mà học sinh được miễn một phần, một số nội dung, một số môn học với mục tiêu giúp học sinh khuyết tật được tương tác cùng bạn bè, các em hòa nhập và yêu cuộc sống. Đảm bảo thực hiện đầy đủ các chính sách đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy học sinh khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập.

b) Đối với trẻ em lang thang, cơ nhỡ

Nhà trường nghiêm túc thực hiện Thông tư số 39/2009/TT-BGDĐT ngày 19/12/2009 của Bộ GDĐT ban hành quy định giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

 Phối hợp với các ban ngành đoàn thể của địa phương tổ chức các lớp học linh hoạt cho trẻ em lang thang, cơ nhỡ theo kế hoạch dạy học và thời khóa biểu được điều chỉnh phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện của nhà trường. Nội dung học tập tập trung vào các môn Toàn, Tiếng Việt nhằm rèn kỹ năng đọc viết và tính toán cho học sinh.

3. Củng cố và tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục

3.1 Củng cố và phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục

a, Thực hiện tuyển dụng và linh hoạt các giải pháp bố trí, sử dụng giáo viên

Nhà trường tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo chỉ đạo rà soát việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng giáo viên hợp lý, hiệu quả; đồng thời có biện pháp lâu dài để quy hoạch, tuyển dụng và bố trí đủ giáo viên dạy đúng và đủ các môn học, bảo đảm giáo dục toàn diện học sinh.

Thực hiện các giải pháp để chuẩn bị đội ngũ giáo viên Tiếng Anh, Tin học và Công nghệ dạy học bắt đầu từ năm học 2022-2023: rà soát số lượng giáo viên hiện có, xác định số lượng giáo viên cần để thực hiện việc giảng dạy Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Tiếng Anh, Tin học.

Phối hợp với các cơ sở đào tạo để đào tạo, bồi dưỡng giáo viên bằng các hình thức khác nhau như: giáo viên dạy các môn học mới, đào tạo văn bằng 2, đào tạo liên thông, đào tạo theo địa chỉ, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người tốt nghiệp đại học chuyên ngành phù hợp muốn trở thành giáo viên để đáp ứng kịp thời nhu cầu, nguồn tuyển dụng giáo viên theo lộ trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tích cực tham mưu chính quyền địa phương ban hành cơ chế, chính sách đặc thù để quan tâm, chăm lo đội ngũ giáo viên tương xứng với vai trò và tầm quan trọng của giáo viên trong sự nghiệp giáo dục.

b) Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục

Xây dựng và triển khai kế hoạch tập huấn cho các đối tượng thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường về các mô đun phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá và xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường trong năm học 2024- 2025. Thực hiện tốt quy định của Bộ GDĐT về xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán và giáo viên cốt cán các môn học để triển khai bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên theo phương thức bồi dưỡng qua mạng, thường xuyên, liên tục, ngay tại trường; gắn nội dung bồi dưỡng thường xuyên với nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn trong trường và cụm trường.

Phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới; chọn cử đội ngũ giáo viên cốt cán đảm bảo số lượng và chất lượng để thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên và ưu tiên cho giáo viên đảm nhiệm dạy khối lớp 5 sẽ thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ năm học 2024-2025. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn và hướng dẫn giáo viên trong tổ, nhóm chuyên môn tham gia cùng xây dựng kế hoạch cá nhân, kịp thời phát hiện thuận lợi, khó khăn và đề xuất những biện pháp giải quyết khó khăn về chuyên môn, nghiệp vụ khi thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới.

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn và hướng dẫn giáo viên trong tổ, nhóm chuyên môn tham gia cùng xây dựng kế hoạch cá nhân, kịp thời phát hiện thuận lợi, khó khăn và đề xuất những biện pháp giải quyết khó khăn về chuyên môn, nghiệp vụ khi thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới.

3.2 Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

a, Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chát, thiết bị dạy học

Nhà trường tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục phổ thông, trong đó tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu phòng học, phòng học bộ môn, nhà vệ sinh và công trình nước sạch, sửa chữa và thay thế  phòng học  đã hết niên hạn sử dụng.

Tiết kiệm ngân sách để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để thực hiện hiệu quả chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo quy định của Bộ GDĐT; sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị trong tổ chức các hoạt động giáo dục, kiên quyết không để tình trạng“thiết bị đến trường mà không ra lớp”; tăng cường mua sắm bổ sung đủ thiết bị dạy học tối thiểu để thực hiện thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo lộ trình quy định; thực hiện rà soát nhu cầu để đề xuất các nội dung đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, các hạng mục, ưu tiên đầu tư, mua sắm bổ sung thiết bị dạy học để đưa vào kế hoạch giai đoạn 2021-2025.

b, Nâng cao hoạt động thư viện trường học

Nhà trường quan tâm đầu tư, bổ sung kinh phí nâng cấp, xây dựng cải tạo thư viện; chủ động triển khai hiệu quả, thiết thực các hoạt động thư viện, hoạt động khuyến học; nâng cao văn hóa đọc trong nhà trường và địa phương; sắp xếp bố trí nhân viên thư viện đúng chuyên môn làm công tác thiết lập và vận hành thư viện; tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên và nhân viên thư viện về công tác tổ chức hoạt động đọc cho học sinh; dành thời lượng phù hợp cho tiết đọc thư viện; đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, học liệu và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và tổ chức hoạt động thư viện, đặc biệt là phát triển thư viện số, thư viện trực tuyến; huy động sự tham gia của cha mẹ học sinh và cộng đồng trong quá trình tổ chức hoạt động nhằm góp phần xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng.

Xây dựng mô hình thư viện thân thiện, củng cố, đổi mới và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động thư viện xuất sắc. Xây dựng và phát triển văn hóa đọc trong nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; xây dựng tủ sách dùng chung để lưu trữ sách giáo khoa sử dụng lâu dài.

3.3 Tăng cường chuyển đổi số trong giáo dục, đào tạo và giáo dục kỹ năng công dân số

a, Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và  chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tập huấn sử dụng cho đội ngũ giáo viên đảm bảo tỉ trọng nội dung chương trình giáo dục phổ thông được triển khai dưới hình thức trực tuyến ( tổ chức các tiết dạy học, các hoạt động giáo dục, tập huấn, bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn, hội thảo chuyên môn... bằng hình thức trực tuyến) đạt từ 2% đến 5%. Duy trì phương thức dạy học trực tuyến với một số môn học, hoạt động giáo dục; chuẩn bị các phương án sẵn sàng đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy học trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh không thể tổ chức dạy học trực tiếp.

Đẩy mạnh triển khai nền tảng quản trị nhà trường sử dụng các sổ điện tử thay cho số giấy. Nâng cao chất lượng sử dụng công nghệ thông tin trong tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn; tăng cường  sử dụng hồ sơ điện tử, sổ điểm điện tử, kế hoạch bài dạy điện tử, thư viện số..., xây dựng không gian làm việc số để nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục. Thường xuyên rà soát, cập nhật dữ liệu trường, lớp, giáo viên, học sinh để tập hợp vào Cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục và Đào tạo phục vụ công tác quản lý giáo dục, báo cáo, thống kê, theo dõi, giám sát, cảnh báo, dự báo, kiểm tra.

b,Triển khai thực hiện đưa nội dung giáo dục kỹ năng công dân số vào giảng dạy

Triển khai thực hiện đưa nội dung giáo dục kỹ năng công dân số vào giảng dạy  ở cấp tiểu học thông qua dạy học môn Tin học, tích hợp giáo dục theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

c,Triển khai Học bạ số

Thực hiện triển khai chất lượng, hiệu quả Học bạ số từ năm học 2024-2025 theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, của Sở GDĐT và thực hiện Chỉ thị số 04/CT- TTg ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, dịnh danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 và những năm tiếp theo.

  1. Tăng cường thực hiện đổi mới công tác quản lý giáo dục

   Đẩy mạnh sử dụng công nghệ thông tin trong tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn; thực hiện nhập số liệu, khai thác, sử dụng thống nhất dữ liệu toàn ngành về trường, lớp, học sinh, giáo viên, trường chuẩn quốc gia.

   Quản lý và sử dụng có hiệu quả xuất bản phẩm tham khảo theo qui định, không thực hiện việc ép buộc, vận động học sinh hoặc cha mẹ học sinh mua xuất bản phẩm tham khảo.

   Đẩy mạnh công tác kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục và đào tạo.

  1. Phát động các phong trào thi đua và đẩy mạnh công tác truyền thông

Làm tốt công tác tham mưu với UBND xã đầu tư xây dựng và cải tạo cơ sở vật chất đảm bảo các điều kiện của trường chuẩn Quốc gia mức độ I; ưu tiên bố trí ngân sách địa phương, thực hiện lồng ghép có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình mục tiêu của ngành Giáo dục và các chương trình, dự án, đề án khác đã được phê duyệt; thực hiện huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học thực hiện hiệu quả chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo quy định của Bộ GDĐT. Quan tâm đầu tư, bổ sung kinh phí, nâng cấp, xây dựng cải tạo thư viện đáp ứng triển khai Chương trinh giáo dục phổ thông 2018.

5.1 Đẩy mạnh công tác truyền thông

Chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch truyền thông về đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tổ chức triển khai sách giáo khoa cấp tiểu học, chú trọng các nội dung liên quan đến lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4 và lớp 5 từ năm học 2024-2025.

Tổ chức truyền thông đa phương tiện nhằm tuyên truyền, định hướng các chủ trương, chính sách mới về giáo dục; chủ động xử lý các vấn đề truyền thông tại địa phương; nâng cao việc phân tích và xử lý thông tin để đáp ứng yêu cầu truyền thông của Ngành; đẩy mạnh truyền thông về nội dung,  giải pháp, lộ trình và điều kiện thực hiện thực hiện nhiệm vụ giáo dục để tạo sự đồng thuận giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

 Làm tốt công tác truyền thông nội bộ, bảo đảm các chủ trương đổi mới, các quy định của Ngành đến được từng cán bộ, giáo viên, người lao động trong nhà trường; tổ chức tập huấn cho cán bộ chuyên trách truyền thông nhằm nâng cao kỹ năng phát ngôn và cung cấp thông tin về giáo dục.

 Khuyến khích đội ngũ  cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên viết bài và đưa tin về các hoạt động của Ngành, của nhà trường về việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến…trên các phương tiện truyền thông như: Đài phát thanh huyện, Đài phát thanh, truyền hình Hải Dương, Báo Hải Dương, Website của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương... để tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.

5.2 Công tác thi đua, khen thưởng

Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng trong nhà trường. Cụ thể hóa các tiêu chí thi đua ; tổ chức các phong trào thi đua sôi nổi, thiết thực, tránh hình thức; bình xét thi đua, khen thưởng theo đúng quy trình, đảm bảo công khai, minh bạch, gắn với hiệu quả công việc được giao, gắn kết quả thi đua của cá nhân với kết quả đánh giá học sinh, tránh việc đánh giá quá rộng hoặc chạy theo thành tích; khuyến khích các cá nhân có nhiều biện pháp chủ động, linh hoạt, sáng tạo, vượt lên khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Thực hiện tốt việc khen thưởng, kỷ luật vì sự tiến bộ của học sinh, đảm bảo thực hiện đúng quy định, công bằng, công khai, minh bạch, kịp thời, tạo cảm hừng và động lực phấn đấu cho học sinh, tăng cường các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực để rèn luyện ý thức kỷ luật, trách nhiệm của học sinh đối với bản thân, thầy, cô, bạn bè, gia đình và cộng đồng.

Lãnh đạo nhà trường luôn gương mẫu, đi đầu trong các phong trào thi đua của đơn vị.

  1. Thực hiện mô hình trọng điểm

Nhà trường thực hiện tốt mô hình “Trường học điển hình chuyển đổi số”, “Trường học xanh, sạch, đẹp, hạnh phúc vì một Tứ Kỳ xanh, sạch, đẹp, văn minh”, “ Trường học đổi mới, sáng tạo, nâng cao hiệu quả giáo dục”.

       IV. CÁC  MỤC TIÊU phÊn ®Êu

  1. Các chỉ tiêu cơ bản

STT

Nội dung

Kế hoạch thực hiện

2024 - 2025

1

- Tỉ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp

97/97 đạt 100 %

2

- Tỉ lệ học 2 buổi /ngày

480/480 đạt 100 %

3

- Học sinh HTCT lớp học

384/384 đạt 100 %

4

- Học sinh HTCT tiểu học

96/96 đạt 100 %

5

- HS lớp 1, 2 học tiếng Anh

206/206 đạt 100 %

6

- HS lớp 3,4,5 học tiếng Anh 4 tiết/ tuần 

274/274 đạt 100 %

7

- HS từ lớp 2 đến lớp 5 học tin học - CN

383/383 đạt 100 %

8

- HS HT chương trình môn Toán, Tiếng Việt

502/502 đạt 100 %

- HTT: 40- 50 %,

- HT: 50 – 60 %

9

Bóng đá mi ni

Xếp thứ 1- 2

10

Giao lưu bơi cấp huyện

Tỉ lệ HS các lớp 3,4 5 được dạy bơi

 HS các lớp 3,4 5 biết bơi

Xếp thứ 1 - 3

100 %

60 - 70%

11

Lớp đạt VSCĐ

Tỉ lệ HS giữ vở sạch- viết chữ đẹp

16/16lớp = 100%

80 - 90%

12

Tỉ lệ lớp đạt: Lớp học thân thiện- học sinh tích cực”

15/15lớp = 100%

13

KQ HS tham gia Hội thi, giao lưu cấp huyện, cấp tỉnh, Quốc gia

Quốc gia: 1 - 2 em

Tổng 25 em được công nhận cấp huyện, tỉnh.

- Khối 4, 5:

c. Tỉnh: 3- 5 em;

c. Huyện 10 - 12 em

- Khối 1,2,3:

C. Tỉnh: 2- 4 em;

C. Huyện: 6 - 8 em

14

GV, HS tham gia bảo hiểm Y tế; BHTT

100 %

15

Công tác Đội,  Sao, HĐNGLL

Tốt

16

Học sinh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập và rèn luyện

30- 40 %

17

Thư viện

Mức độ II

- Duy trì sĩ số : 480/480 HS đạt 100%. Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đạt mức độ III.

 

2. Chỉ tiêu chất lượng học sinh.  

     

2.3.Học sinh được khen thưởng:

Khối

Sĩ số

HSKT

Số tính

CL

- Học sinh Xuất sắc

Học sinh Tiêu biểu

SL

%

SL

%

I

97

1

96

45

46,8

20

20,8

II

109

1

108

48

44,4

22

20,3

III

91

0

91

40

43,9

20

21,9

IV

87

0

87

38

43,6

18

20,6

V

96

 1

95

40

42,1

20

21,0

Tổng

480

3

477

211

43,9

100

20,8

 2.4. Chất lượng vở sạch, chữ đẹp

Khối

 

Sĩ số

 

HSKT

 

Số tính

CL

A

B

SL

%

SL

%

I

97

1

96

96

100

0

0

II

109

1

108

108

100

0

0

III

91

0

91

91

100

0

0

IV

87

0

87

87

100

0

0

V

96

 1

95

95

100

0

0

Tổng

480

3

477

477

100

0

0

               

2.5. Hoàn thành chương trình  lớp học, HTCTTH

Khối

 

Sĩ số

 

HSKT

 

Số tính

CL

HTCTLH

HTCTTH

SL

%

SL

%

I

97

1

96

96

100

 

 

II

109

1

108

108

100

 

 

III

91

0

91

91

100

 

 

IV

87

0

87

87

100

 

 

V

96

 1

95

 

 

93

100

Tổng

480

3

477

382

100

95

100

 

2.6.  Chất lượng tham gia các cuộc thi, cuộc giao lưu

( IOE; Sân chơi Toán học Vioedu; Violympic Toán, Trạng Nguyên Tiếng Việt; Sáng tạo TTN; ATGT; Tin học trẻ, Mĩ thuật, Âm nhạc, Cờ vua, Bóng đá, …)

 

Khối

 

Sĩ số

 

HSKT

 

Số tính

CL

Cấp Quốc gia

Cấp Tỉnh

Cấp Huyện

Cấp Trường

SL đạt giải

SL đạt giải

SL đạt giải

SL đạt giải

I

97

1

96

0

0

5

5

II

109

1

108

0

0

4

4

III

91

0

91

0

1

4

5

IV

87

0

87

0

2

6

8

V

96

 1

95

2

5

15

22

Tổng

480

3

477

2

8

34

44

         

          3. Chỉ tiêu phấn đấu của giáo viên.

+   Hội thi GV

- Cấp trường: Công nhận 100% GV dự thi.

- Cấp huyện: Đạt  giải Nhì GVG cấp huyện.

+ Phong trào viết và áp dụng sáng kiến

Cấp trường:  Công nhận  24;   Cấp huyện: Công nhận: 15

Cấp ngành: Công nhận: 01;    Cấp tỉnh: Công nhận: 01

          + Đánh giá, xếp loại giáo viên

Chuẩn HT, HP, NNGVTH

Xếp loại CC, viên chức, NLĐ

Tốt

Khá

Đạt

Chưa đạt

HTXXNV

HTTNV

HTNV

KHTNV

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

17

80,9

4

19,1

0

0

0

0

5

20,8

19

79,2

0

0

0

0

 

4.  Chỉ tiêu về danh hiệu thi đua

          +  Thi đua học sinh

 

Tập thể lớp

Phong trào Đội-Sao

Cháu

TTXS

TTTT

TT lớp TT-TC đạt Tốt

TT lớp TT-TC đạt Khá

Chi đội vững mạnh

Sao nhi đồng chăm ngoan

ngoan

Bác Hồ

 

8 = 53,3 %

7 = 46,7%

15 = 100%

0

9 = 100%

100%

100%

 

 

          +  Thi đua giáo viên

 

Danh hiệu thi đua

Hình thức khen thưởng

CST ĐCS

L ĐTT

Bộ GD tặng BK

UBND Tỉnh tặng BK

UBND Huyện tặng GK

3

15

Không

02

04

         

          + Danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng của tập thể

TTLĐ TT.

5. Chỉ tiêu về công tác Đảng, Đoàn thể.

+ Chi bộ đảng: Hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024.

+ Công đoàn: Hoàn thành tốt nhiệm vụ, Liên đoàn lao động tỉnh tặng Bằng khen

+ Đoàn - Đội: Vững mạnh xuất sắc - Tỉnh đoàn tặng Bằng khen.

   

          

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần III. CÁC  GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

I. Những giải pháp thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua

1. Làm tốt công tác tuyên truyền nhằm thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua và các nhiệm vụ của năm học:

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, nhân viên  trong nhà trường vè việc tham gia các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành, các cấp phát động.

Nhà trường tổ chức học tập quán triệt trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên các chủ trương của Đảng, Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo để mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên có nhận thức đúng và hành động thiết thực triển khai các hoạt động đổi mới của ngành.

Thường xuyên tuyên truyền giáo dục để đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy quyền làm chủ của mọi cán bộ giáo viên trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học và xây dựng nhà trường. Tạo mọi điều kiện làm việc thuận lợi để cán bộ giáo viên được thể hiện hết khả năng của bản thân cùng tất cả mọi thành viên trong đơn vị hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Mỗi thành viên của đơn vị cần thấy rõ vai trò của mình và làm việc với ý thức trách nhiệm cao, năng động sáng tạo trong công việc được giao và trong các phong trào thi đua, các cuộc vận động của nhà trường.

Thông qua các hình thức tuyên truyền, tuyên truyền tới cán bộ và nhân dân địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh về nhiệm vụ và các yêu cầu của năm học. Tuyên truyền về sứ mệnh của nhà trường, về các yêu cầu năm học để các đoàn thể của địa phương và Hội cha mẹ học sinh cùng tham gia vào công tác giáo dục của nhà trường.

2.Các biện pháp góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua "Xây dựng trường chuẩn Quốc gia  xanh, sạch, đẹp, an toàn và môi trường sư phạm thân thiện, tích cực".

Nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên trong nhà trường về ý nghĩa của phong trào thi đua "Xây dựng trường chuẩn Quốc gia Xanh, sạch, đẹp, an toàn và môi trường sư phạm thân thiện, tích cực" theo Công văn số 27/PGDĐT-VP, ngày 15/9/2021 của Phòng GD&ĐT Tứ Kỳ. Bám sát các tiêu chuẩn và tiêu chí đã đc đề ra, làm tốt các tiêu chuẩn, tiêu chí theo hướng dẫn (5 tiêu chuẩn và 25 tiêu chí). Trong đó tập trung khắc phục những điểm còn hạn chế:

- Trồng thêm, chăm sóc tốt hệ thống cây xanh, cây hoa trong khuôn viên trường, tại các lớp học.

- Tích cực tu sửa, bổ sung cơ sở vật chất đảm bảo khuôn viên nhà trường xanh sạch đẹp và an toàn.

 - Quan tâm giáo dục học sinh ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường; quan tâm đầu tư đảm bảo đủ nhà vệ sinh cho GV và HS, nhà vệ sinh luôn sạch sẽ.

- Nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất, đảm bảo an toàn độ cao cho các hành lang tầng 2,3; đảm bảo an toàn điện, cháy nổ, an ninh trật tự, ATGT, xây dựng cổng trường ATGT để khắc phục tình trạng ùn tắc vào giờ tan học trước cổng trường.

- CB, GV thường xuyên học tập nang cao năng lực, phát huy tích cực thế mạnh của bản thên đóng góp vào phong trào chung; xây dựng khối đoàn kết nội bộ thực sự.

-  Giáo viên phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh; tăng cường áp dụng những hình thức kỉ luật tích cực trong công tác giáo dục học sinh.

- CB, GV, NV, HS nghiên túc thực hiện các uy chế, quy định, nội quy của ngành, của trường. Đặc biệt nghiêm túc thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong trường học của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành.

          3. Các giải pháp động viên khen thưởng.

- Tổ chức tốt phong trào thi đua trong trường.

- Phát động thi đua, sơ tổng kết, bình xét thi đua, động viên khích lệ những người có thành tích cao.

         - Quan tâm động viên khích lệ thành tích của giáo viên dù là sự tiến bộ nhỏ.

          - Nhà trường có phần thưởng xứng đáng, động viên khen thưởng kịp thời cho những giáo viên- học sinh có thành tích cao trong  các hội thi, giao lưu trong các phong trào thi đua theo chỉ tiêu đề ra, theo quy chế thi đua khen thưởng.

II. Những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

1. Giải pháp về thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức dạy học

Phó hiệu trưởng cùng với các đồng chí Tổ trưởng chuyên môn chủ động trong việc xây dựng Kế hoạch chuyên môn, Kế hoạch giáo dục đề ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn, chất lượng giáo dục.

Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ thông qua các chuyên đề, hội thi giáo viên Giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh, thăm lớp dự giờ, kiểm tra nội bộ. Bồi dưỡng để giáo viên nắm bắt được các văn bản, chỉ thị, nghị quyết, thông tư liên quan đến giáo dục. Lấy việc tự bồi dưỡng là chính, yêu cầu giáo viên phải tự học để nâng cao trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng được yêu cầu giảng dạy. Năm học 2024 - 2025 nhà trường chỉ đạo mỗi tổ chuyên môn thực hiện 3 chuyên đề; 

Tổ chức thi giáo viên dạy Giỏi cấp trường theo TT 22, thi GVG vào tháng 11/2024. (Mỗi GV tham dự 02 nội dung: Trình bày một biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy của cá nhân và dạy 1 tiết trong chương trình giáo dục của lớp giảng dạy)

Giáo viên nắm chắc nội dung, chương trình của từng môn học để đề ra mục tiêu có thể, chính xác cho từng bài dạy. Từ đó vận dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp với mục tiêu đề ra, quan tâm việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Đặc biệt chú ý đến việc rèn luyện kĩ năng sống, các nội dung tích hợp vào các môn học cho học sinh.

Thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá HSTH: Lớp 1, 2,3,4,5 Thực hiện theo Thông tư 27/2020/TT-BGD&ĐT.

Thực hiện đầy đủ, có chất lượng các tiết sinh hoạt tập thể, các buổi hoạt động ngoại khoá, quan tâm đến tiết học, các hoạt động trải nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

Phân công giáo viên phù hợp với năng lực trình độ, sở trường và có tính chiến lược để phát huy tối đa khả năng của giáo viên.

           Phát động phong trào học tập, áp dụng viết SK. Sáng kiến đảm bảo tính mới, sáng tạo có tính thiết thực phù hợp đơn vị, với đối tượng học sinh.

       Cán bộ, giáo viên phải tích cực dự giờ tự học, tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề học hỏi đồng nghiệp và đổi mới phương pháp dạy học. Thực hiện Bồi dưỡng Gv theo Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ GD&ĐT. Thực hiện Bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp GVPT theo TT 20/2018/TT-BGD ĐT; Bồi dưỡng cán bộ quản lý thoe TT 14/2018/TT-BDG ĐT.

  2. Xây dựng nền nếp dạy và học;

          2.1. Xây dựng nề nếp lớp học.

         Xây dựng lớp học theo mô hình Trường tiểu học Việt Nam mới, hình thức tự quản; lớp học phải có nề nếp, học sinh có ý thức học tập tích cực, chủ động, biết hợp tác, biết đề xuất ý kiến và tập trung trong khi học. Giáo viên tổ chức, tạo cơ hội để học sinh được bày tỏ ý kiến, phát triển năng lực bản thân.  HS không được nói tự do, nói leo, nói đế, làm việc riêng trong giờ học. Không yêu cầu học sinh phải ngồi khoanh tay trong giờ học (không ghi ký hiệu khoanh tay trên bảng lớp). Phát huy tối đa vai trò của Hội đồng tự quản học sinh.

         Lớp học phải được trang trí phù hợp theo yêu cầu của lớp học của mô hình Trường tiểu học mới Việt Nam. Theo tiêu chí của Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện, tích cực, đảm bảo tiêu chí của trường học đổi mới toàn diện.

         2.2. Xây dựng nề nếp soạn -giảng.

         Giáo viên xây dựng KHDH theo định hướng tại Công văn 2345 của Bộ giáo dục, CV 1002 của Sở GD&ĐT; CV hướng dẫn của Phòng GD&ĐT Tứ Kỳ và phù hợp với lớp, đảm bảo tính đối tượng học sinh trong lớp trên cơ sở kế hoạch chung của khối trưởng. Khối trưởng lên kế hoạch theo tháng các tiết theo chương trình quy định của Bộ GD và linh hoạt thực hiện điều chỉnh KHDH theo diễn biến của dịch bệnh COVID -19 tại địa phương theo CV 3969/BGD ĐT-GDTH; riêng các tiết tăng thêm ở buổi 2 khối trưởng lên theo định hướng chung còn giáo viên phải linh hoạt xây dựng kế hoạch phù hợp với lớp của mình một cách cụ thể, rõ ràng và tự sắp xếp thời khoá biểu để bố trí giờ Hoạt động NGLL, hoạt động trải nghiệm; giảng dạy Kĩ năng sống, năng lực sở trường cũng như để học sinh được tham gia các nội dung học tập, giáo dục được phong phú, toàn diện.

            Xây dựng KHDH đúng thời khoá biểu, không bỏ tiết, có kế hoạch rõ ràng trong từng bài dạy, soạn bài phải đảm bảo cho việc dạy theo đối tượng học sinh, tổ chức day-học theo định hướng phát triển, phẩm chất, năng lực học sinh. Bài soạn phải thể hiện được việc dự kiến hình thức tổ chức các hoạt động, dự kiến thời gian cho từng hoạt động, phương pháp giảng dạy, có hệ thống câu hỏi, bài tập dành cho các đối tượng học sinh trong lớp. Sau mỗi hoạt động mỗi bài tập cần chỉ ra phần kiến thức cần chốt, cần củng cố khắc sâu cho học sinh. Soạn bài phải bám sát chuẩn KTKN, bám sát mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh và nội dung điều chỉnh của Bộ GD, đảm bảo theo đối tượng học sinh trong lớp và đảm bảo các nội dung tích hợp, lồng ghép: GDBVMT, KNS, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, nội dung biển đảo theo từng môn học....

         Thực hiện cam kết, đăng kí soạn, sử dụng, quản lý KHBD điện tử.

         Giáo viên phải tích cực tìm tòi, tự làm đồ dùng phục vụ cho giờ dạy. Ở phần chuẩn bị nêu thiết bị chuẩn bị cho nội dung nào thì phần hoạt động dạy học phải thể hiện tránh nêu mà không sử dụng.

         Giáo viên cần tích cực sử dụng đồ dùng dạy học và sử dụng hiệu quả trong các tiết dạy, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy có hiệu quả.

         Giáo viên không được đánh học sinh, xúc phạm học sinh, không dùng thước, que chỉ chỉ vào mặt học sinh, không được đuổi học sinh ra ngoài trong giờ học, không đuổi HS về nhà trong thời gian học ở trường. Không làm việc riêng trong giờ lên lớp, không bỏ lớp ra ngoài. Áp dụng các biện pháp kỉ luật tích cực đối với học sinh một cách phù hợp, hiệu quả.

         Giáo viên phải quan tâm tới việc dạy theo các đối tượng học sinh đặc biệt, học sinh có năng lực học tập, có năng khiếu, học sinh tiếp thu chậm, học sinh khuyết tật. Dạy toàn diện, không cắt xén thời gian của từng tiết học; có thể phân phối thời gian tiết học linh hoạt song phải phù hợp, hiệu quả. Đa dạng hóa các hình thức dạy học, tăng cường việc dạy học ngoài lớp học, dạy học theo chủ đề, dạy học trải nghiệm. Kết hợp giữa dạy học trên lớp với hoạt động Đội sao, đặc biệt hoạt động ngoài giờ lên lớp.

         2.3. Đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn

          Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức xây dựng kế hoạch của các tổ chuyên môn và cá nhân đảm bảo được các yêu cầu sau: Kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn phải bám sát kế hoạch nhiệm vụ của nhà trường và phù hợp tình hình thực tế, đặc thù riêng của từng tổ. Các hoạt động chuyên môn của tổ phải đảm bảo mục tiêu nhiệm vụ chất lượng dạy và học, chất lượng giáo dục của tổ chuyên môn theo mục tiêu của nhà trường. Kế hoạch chuyên môn phải thể hiện rõ nội dung công việc, nhiệm vụ chuyên môn trọng tâm của tổ, mục tiêu phấn đấu (cần đạt), thời gian tiến hành, biện pháp thực hiện, lực lượng tham gia, người phụ trách, những kiến nghị, đề xuất với nhà trường. Tất cả các nội dung này phải có sự bàn bạc, nhất trí cao của tập thể các thành viên trong tổ và có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng.

          Duyệt kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn để có biện pháp chỉ đạo phù hợp, hướng dẫn, điều chỉnh, bổ sung (nếu có). Tập trung vào những vấn đề cơ bản trong kế hoạch là chỉ tiêu, tiến trình thực hiện.

          Chỉ đạo tổ chuyên môn hoạch định nội dung sinh hoạt tổ với 2 bước:

          Bước 1: Họp với tổ trưởng chuyên môn duyệt nội dung sinh hoạt trước khi tiến hành họp tổ (trước họp tổ ít nhất 2 ngày)

          Với nội dung sinh hoạt theo thời gian: Đảm bảo tính thời điểm, tính mục đích, tính kế hoạch, tính khả thi, tính hiệu quả.

          Với nội dung sinh hoạt theo chủ đề chủ điểm: Nội dung sinh hoạt trong tuần phải được sắp xếp theo tính chất công việc của từng thời điểm cụ thể, sắp xếp theo thứ tự việc nào cần làm trước, việc nào làm sau để khi đưa ra triển khai các thành viên xác định rõ nhiệm vụ một cách nhanh nhất, tránh ôm đồm công việc mà không xác định được yêu cầu tính chất của nó, trong đó tập trung vào các nội dung chuyên đề sau: Thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học đảm bảo chất lượng học sinh đại trà; đánh giá, xếp loại học sinh; công tác bồi dưỡng học sinh giỏi; dự giờ, hội giảng, tổ chức chuyên đề; viết và áp dụng SK trong giảng dạy; sử dụng và quản lý trang thiết bị, đồ dùng dạy học; tham gia các hội thi cấp trường, huyện, tỉnh của giáo viên, học sinh...

          Với nội dung sinh hoạt định kì, cần đảm bảo: Nhận xét, đánh giá công tác chuyên môn (tuần trước); thống nhất công tác chuyên môn tuần tiếp theo; thực hiện chương trình kế hoạch dạy học; thảo luận những bài, phần khó dạy (trọng tâm).

          Bước 2: Bổ sung, điều chỉnh định kì (nếu cần thiết) và phê duyệt nội dung sinh hoạt của tổ.

          Tăng cường kiểm tra nền nếp sinh hoạt tổ chuyên môn: Dự sinh hoạt chuyên môn theo hình thức báo trước và không báo trước để kiểm tra chất lượng cuộc họp cũng như việc phát huy vai trò của các thành viên trong tổ thông qua việc thảo luận, đóng góp ý kiến và rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.

          Kiểm tra sổ ghi chép (sổ Nghị quyết) của các thành viên trong tổ sau buổi sinh hoạt chuyên môn. Nhận xét, đánh giá, tuyên dương kịp thời những tổ thực hiện tốt. Rút kinh nghiệm khi chưa đạt yêu cầu.

          Coi trọng việc đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn thông qua dự giờ, nghiên cứu bài học. Lựa chọn GV có năng lực chuyên môn tốt, ý thức cao làm Tổ trưởng chuyên môn; bồi dưỡng học sinh năng khiếu. Nâng cao việc bồi dưỡng, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về chuyên Môn nghiệp vụ qua "trường học kết nối".

2.4. Tăng cường nâng cao chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn; chất lượng dạy Tiếng Anh, Tin học;

          2.4.1. Chất lượng giáo dục đại trà.

  Thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá HSTH: Lớp 1, 2,3,4,5 Thực hiện theo Thông tư 27/2020/TT-BGD&ĐT.

           Coi trọng vấn đề khảo sát thường xuyên, đột xuất, kiểm tra định kỳ theo quy định của chuyên môn nhà trường, thực hiện nghiêm túc từ việc ra đề, quản lý đề, coi, chấm.

          Tổ chức tốt việc thực hiện các chuyên đề, hội giảng, hội thi, đặc biệt là chuyên đề dạy học theo phương pháp mới, chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

          Thực hiện nghiêm túc dạy học theo hướng phân hoá đối tư­ợng học sinh, dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, dạy học lồng ghép tích hợp các nội dung: giáo dục bảo vệ môi trư­ờng tiết kiệm năng lượng, bảo vệ biển hải đảo,  phòng chống xâm hại, phòng chống bạo lực trẻ em, nâng cao chất l­ượng giáo dục toàn diện, kỹ năng sống cho học sinh. Chỉ đạo tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giáo dục truyền thống địa phương...

          Quan tâm chất lư­ợng đại trà đi đôi với chất l­ượng mũi nhọn bằng việc đăng kí, giao chỉ tiêu, xây dựng kế hoạch, chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch của cá nhân, tổ chuyên môn và nhà tr­ường ngay từ đầu năm học.

2.4.2. Nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh có năng khiếu.

Năm học 2024-2025 công tác bồi dưỡng học sinh có năng khiếu tập trung thực hiện tốt các vấn đề sau:

- Nhà trường chỉ đạo tốt việc thực hiện dạy đúng, đủ, có chất lượng các môn học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; thực hiện nghiêm túc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học một cách linh hoạt cho phù hợp với đối tượng học sinh. Thực hiện dạy buổi 2/ngày chú trọng tới việc phát hiện, bồi dưỡng năng lực cá nhân học sinh.

- Chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên phụ trách xây dựng kế hoạch, chương trình giảng dạy cho phù hợp đối tượng học sinh đại trà và học sinh có năng khiếu của các khối lớp.

- Chỉ đạo thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường tổ chức cho học sinh có năng khiếu giao lưu với các trường bạn, tham gia các CLB Tiếng Anh, Toán tuổi thơ, Em yêu TV, văn nghệ, vẽ, sáng tạo kĩ thuật, Bóng đá, bơi,  Violympic môn học trên mạng  một cách tự nguyện. Đặc biệt quan tâm đến các cuộc giao lưu: Câu lạc bộ toán tuổi thơ; Sân chơi Toán học; Violimpic Toán, Trạng nguyên Tiếng Việt; Tiếng Anh (IOE); Fetival Tiếng Anh; Ngày hội viết đẹp; Cờ vua, bóng đá,  aerobic, .... các cuộc thi do Hội đồng đội, các ngành tổ chức tỉnh tổ chức.

- Chỉ đạo giáo viên tích cực tự học, tự bồi dưỡng các kiến thức, phương pháp bổ trợ cho công tác bồi dưỡng học sinh có năng khiếu qua các tài liệu, chuyên san giáo dục, kinh nghiệm giảng dạy, dự giờ…. Tiếp tục phát huy kết quả bồi dưỡng phát triển về chất lượng học sinh có năng khiếu của những năm học trước.

- Động viên phụ huynh, cộng đồng, đầu tư, đóng góp nhân lực, trí lực, tài lực để thực hiện giáo dục toàn diện cho học sinh nhất là việc phát huy, bồi dưỡng năng lực để phát triển học sinh có năng khiếu.

          2.4.3. Nâng cao  chất lương dạy Tiếng Anh:

          *  Xây dựng môi trường dạy học và sử dụng tiếng Anh

 - Tổ chức phát động thực hiện phong trào học Tiếng Anh, xây dựng và phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ. Qua đó nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh, phụ huynh về tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh và nhu cầu của sử dụng Tiếng Anh trong học tập, làm việc.

- Xây dựng câu lạc bộ Tiếng Anh, tổ chức các hoạt động câu lạc bộ theo chủ đề gần gũi với cuộc sống, phù hợp với năng lực của học sinh và nội dung chương trình của môn học.

- Thực hiện trang trí phòng học bộ môn, các lớp học sinh động, thiết thực nhằm khích lệ học sinh yêu thích môn Tiếng Anh và đưa tiếng Anh vào các hoạt động hàng ngày tại trường học.

          * Tổ chức các hoạt động sử dụng Tiếng Anh

- Xây dựng các hoạt động sử dụng Tiếng Anh trong nhà trường theo từng khối lớp và toàn trường.

- Phối hợp với các trường điển hình cùng cấp học trên địa bàn tổ chức giao lưu sinh hoạt ngoại khóa Tiếng Anh nhằm mở rộng môi trường học và sử dụng tiếng Anh cho học sinh và giáo viên.

          * Mở rộng môi trường dạy học và sử dụng Tiếng Anh

          - Huy động nguồn lực từ các trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn để tăng cường hỗ trợ công tác tạo dựng môi trường học và sử dụng ngoại ngữ thông qua việc mời các giáo viên, chuyên gia người bản ngữ trong tổ chức giao lưu, ngoại khóa Tiếng Anh.

          - Liên kết với các trung tâm ngoại ngữ để dạy học Tiếng Anh giao tiếp với người bản ngữ, hỗ trợ phát triển các kỹ năng nghe nói, tạo điều kiện phát triển kỹ năng ngôn ngữ cho học sinh.

          2.4.4. Nâng cao chất lượng dạy học Tin học

  Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục có nội dung Tin học - Công nghệ thông tin dưới hình thức các câu lạc bộ để học sinh được tiếp cận, hình thành các kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập.

   Chỉ đạo giáo viên Tin học tự học, tự nghiên cứu, dự tập huấn bồi dưỡng thường xuyên về phương pháp dạy học Tin học tiểu học, đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ.

Thu hút, hợp đồng đảm bảo có đủ số lượng giáo viên dạy Tin học, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

Tổ chức và tham gia cuộc thi Tin học trẻ tỉnh Hải Dương hàng năm do Hội đồng đội phát động, tổ chức.

III. Các giải pháp về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục; Công tác tham mưu; Xây dựng mối quan hệ NT-GĐ-XH; thực hiện công tác bồi dưỡng; kiểm tra nội bộ; công khai

          1. Các biện pháp đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ.

Xây dựng kế hoạch cụ thể các hoạt động của nhà trường, việc tổ chức thực hiện các hoạt động phải theo kế hoạch đã xây dựng và có bổ sung kế hoạch kịp thời đầy đủ.

Nhà trường hợp đồng GV, NV đủ chỉ tiêu cơ cấu trong biên chế,  GV có chất lượng đào tạo đúng trình độ, làm  đúng quy trình, công khai dân chủ đảm bảo đáp ứng dạy 2 buổi/ngày theo quy định của Bộ Giáo dục.

Nâng cao chất lượng quản lý giáo dục: không ngừng nâng cao trình độ CMNV, đặc biệt phải nâng cao hiểu biết pháp luật, trau dồi kinh nghiệm, trau dồi phương pháp công tác, tăng cường quy chế dân chủ, là hạt nhân đoàn kết.

          Tập hợp sức mạnh của tập thể. Nêu vai trò lãnh đạo của Chi bộ đảng, từng đảng viên phát huy nòng cốt, hạt nhân lãnh đạo phải tốt hơn quần chúng.

          Nhà trường thực hiện tốt mối quan hệ với cha mẹ học sinh, mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

          Nêu cao vai trò của đoàn thể, thanh tra nhân dân giám sát tốt.

          Phải coi trọng và làm thật tốt công tác kiểm tra nội bộ. Quản lý thực hiện tốt thực hành tiết kiệm, hiệu quả nguồn huy động XHH, nguồn ngân sách NN cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp có trong nhà trường.

Phải kịp thời tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin hiệu quả.

Quản lý đội ngũ giáo viên, nhân viên và học sinh theo đúng Điều lệ trường tiểu học và các quy định của ngành của nhà nước. CB, GV, NV thực hiện nghiên túc quy tắc ứng xử trong nhà trường do Bộ GD&ĐT ban hành.

Quản lí tốt công tác chủ nhiệm lớp bằng kế hoạch hồ sơ theo dõi; kiểm tra rà soát để bổ sung kế hoạch và việc thực hiện công tác chủ nhiệm theo đúng yêu cầu đã đặt ra.

          Quản lý chặt chẽ tài sản của nhà trường có kế hoạch bảo quản và khai thác triệt để các trang thiết bị của nhà trường trong việc dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Quản lí tốt các loại hồ sơ khác liên quan; lưu trữ đầy đủ sau mỗi năm.

Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo đúng về chế độ chính sách và nguyên tắc chi tiêu tài chính.

Tích cực cải cách hành chính:

+ Xây dựng nội quy, quy chế làm việc, quy chế  thi đua khen thưởng của nhà trường, trong đó có nội quy của các thành viên trong trường song coi trọng hiệu quả công việc được giao.

+ Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên theo lịch công tác tuần, mang tính chuyên môn hoá cao và phù hợp với khả năng CBGV.

+ Sau các hoạt động đều phải tổ chức rút kinh nghiệm.

+ Tin tưởng và tạo điều kiện tốt nhất cho CBGV làm việc. Coi trọng hiệu quả công việc, tránh máy móc câu lệ. Tạo thói quen tự giác, cộng đồng trách nhiệm trong nhiệm vụ chung. Xây dựng thói quen biết chia sẻ, cộng đồng trách nhiệm giúp đỡ nhau trong công việc riêng và công việc chung. Từng bộ phận không gây phiền hà khó khăn trong công tác cho cán bộ giáo viên.

+ Thực hiện đầy đủ chế độ chính sách của giáo viên: nghỉ lễ, tết,  ốm đau, thai sản, con nhỏ....và theo các văn bản cấp trên chỉ đạo về chế độ chính sách của cán bộ giáo viên và học sinh nhà trường.

- Nhà trường thực hiện đúng việc quản lí thu chi, thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của các cấp.

          2. Công tác tham mưu.

Tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo, địa phương đầu tư cơ sở vật chất, giúp đỡ về mặt chuyên môn, phối kết hợp trong việc giáo dục học sinh.

Cùng với Ban đại diện cha mẹ học sinh xây dựng kế hoạch hoạt động sát thực, huy động cha mẹ học sinh hỗ trợ ngày công và phối hợp trong việc giáo dục đạo đức học sinh.

Tham mưu với Huyện ủy, UBND huyện để quy hoạch chức danh cán bộ quản lý, tạo nguồn cho sự phát triển.

          3. Xây dựng mối quan hệ NT-GĐ-XH

Phát huy hiệu quả vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh. Nhà trường tạo điều kiện để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động; Tổ chức các cuộc họp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh để tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của cha mẹ học sinh, góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

Nhà trường chủ động, tích cực tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong nhà trường và ở địa phương.

Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, đạo đức lối sống, pháp luật, nghệ thuật, thể dục thể thao cho học sinh và thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục.

Huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội để xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung phương tiện, thiết bị dạy học, khen thưởng học sinh học giỏi, hỗ trợ học sinh nghèo.

Tuyên truyền để tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng về nội dung, phương pháp và cách đánh giá học sinh tiểu học, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục tiểu học.

Đăng kí chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với Nước, Mẹ Việt Nam Anh hùng ở địa phương.

Huy động được sự đóng góp về công sức và tiền của của các tổ chức, cá nhân và gia đình để xây dựng cơ sở vật chất; bổ sung phương tiện, thiết bị dạy và học; khen thưởng giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi và hỗ trợ học sinh nghèo.

Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ công khai các nguồn thu của nhà trường theo quy định hiện hành về công khai đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Nhà trường tham mưu với ủy ban nhân dân xã tổ chức tọa đàm, cam kết và kí biên bản giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể, cha mẹ học sinh về việc huy động tối đa trẻ trong độ tuổi đi học, đặc biệt là trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ khuyết tật.

  4. Biện pháp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng; kiểm tra nội bộ;  công khai

4.1. Nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng

Năm học 2024-2025 nhà trường tập trung bồi dưỡng nâng cao năng lực CBQL, GV theo chuẩn Hiệu trưởng, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông.

          Xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đủ về thời lượng tối thiểu theo quy định cho GV nhưng không áp đặt về nội dung và hình thức bồi dưỡng.

          Mỗi giáo viên phải tự xây dựng kế hoạch phấn đấu theo chuẩn NNGVTH, KH tự bồi dưỡng về những vấn đề cần bổ sung kiến thức, kỹ năng cho bản thân đáp ứng nhu cầu công việc.

          Bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy-học, trong quản lí quản lí chỉ đạo đáp ứng được việc đổi mới quản lí, đổi mới phương pháp dạy học.

          Tạo điều kiện để  giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn theo quy định tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ.  

  Tổ chức nghiêm túc, hiệu quả thi giáo viên giỏi cấp trường, theo TT22/2019/TT-BGD&ĐT, tuyển chọn giáo viên tiêu biểu tham gia thi GVG cấp huyện, cấp tỉnh nếu có GV đạt tiêu chuẩn, tạo điều kiện để giáo viên được thể hiện năng lực chuyên môn của mình.

  Năm học 2024 - 2025 nhà trường tiếp tục quan tâm xây dựng và nhân điển hình những tấm gương nhà giáo " Nhà giáo Tứ Kỳ tâm huyết, sáng tạo" góp phần nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ giáo viên.

          4.2. Các giải  pháp xây dựng chế độ kiểm tra nội bộ.

        Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ và kiểm tra theo kế hoạch. Coi trọng kiểm tra đột xuất.

          Công tác kiểm tra nội bộ năm học 2024-2025 đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ: Kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy các tập thể, cá nhân theo nhiệm vụ được phân công và để giúp đơn vị hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ trong năm học đã đề ra.

          4.3. Thực hiện công khai.

Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc về nội dung, hình thức và thời điểm công khai

Thiết lập, lưu trữ đầy đủ hồ sơ công khai theo quy định và theo hướng dẫn của các cấp. Bao gồm:

- Quyết định công khai.

- Các mẫu biểu theo quy định tại các thông tư số: Thông tư số 09/2024/TT-BGDĐT ; 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017.

- Thiết lập đầy đủ các biên bản ghi chép phản ánh các nội dung: hình thức công khai, thời điểm công khai, thời gian công khai, nội dung công khai, các ý kiến tham gia góp ý.

          IV. Các giải pháp về xây dựng CSVC trường, lớp học: Xây dựng trường chuẩn; Thư viện;  phổ cập; Bán trú, Đề án bơi

          1. Các giải pháp pháp tăng cường cơ sở vật chất giữ vững, nâng cao chất lượng trường chuẩn quốc gia mức độ I và phấn đấu trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II.

          Làm tốt công tác tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, có kế hoạch và triển khai mở rộng diện tích toàn trường, xây dựng quy hoạch tổng thể khuôn viên và các công trình của trường, xây dựng cơ sở vật chất, đẩy nhanh tiến độ xây dựng phòng học, phòng chức năng, nhà tập đa năng (phòng giáo dục thể chất); nhà ăn bán trú; chỉnh trang trường lớp, ...  để đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn về CSVC của trường chuẩn Quốc gia, đảm bảo các tiêu chí xanh, sạch, đẹp, an toàn.

          Duy trì, bổ sung thường xuyên công tác kiểm định chất lượng phấn đấu đạt kiểm định cấp độ III trong năm 2025.

          Khai thác mọi nguồn lực ngoài ngân sách nhà trường để tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học. Tranh thủ mọi sự hỗ trợ của Ban đại diện cha mẹ học sinh, các đoàn thể địa phương, các tổ chức, các doanh nghiệp, các cá nhân và các nhà hảo tâm trên địa bàn để bổ sung cơ sở vật chất.

          Giữ vững và phát triển các tiêu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia mức độ I đã đạt được, khắc phục những tiêu chuẩn tiêu chí chưa đạt, nhất là tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

          2. Tăng cường cơ sở vật chất để duy trì chất lượng Thư viện xuất sắc.

Đảm bảo nguồn kinh phí dành cho hoạt động thư viện. Khai thác các nguồn kinh phí cho công tác thư viện, chi đúng định mức phân bổ ngân sách (ít nhất giành từ 2% đến 3% định mức ngân sách / 01 học sinh chi cho công tác TV.

 Cung ứng Sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, giấy vở các loại. Đặt mua sách, tài liệu, hồ sơ sổ sách theo hệ thống phát hành của ngành, cung ứng kịp thời, đầy đủ phục vụ nhiệm vụ năm hoc mới.

Làm tốt công tác tuyên truyền, vân động sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh, các cơ quan ban ngành đoàn thể địa phương, các nhà hảo tâm để xây dựng tủ sách, tài liệu dùng chung tạo điều kiện cho học sinh được đọc nhiều sách, những học sinh khó khăn được mượn sách.

Làm tốt công tác phát hành sách, ấn phẩm. Tuyên truyền sâu rộng tới học sinh, phụ huynh học sinh, giáo viên mua dùng sách, giấy vở các loại theo hệ thống cung ứng của ngành. Thường xuyên kiểm tra nhắc nhở và đôn đốc việc học sinh mua sách các ấn phẩm phục vụ học tập.

 Đầu tư xây dựng Thư viện xanh, thư viện thân thiện và công viên thư viện ngoài trời. Kết hợp với phòng Tin học, Ngoại ngữ để HS, GV có máy tính tra cứu tài liệu, đọc sách điện tử.

          Đảm bảo đầy đủ về sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo đáp ứng nhu cầu dạy-học trong trường.

          3. Các biện pháp góp phần củng cố nâng cao chất lượng phổ cập GDTH mức độ 3 

          - Nâng cao nhận thức và trách nhiệm về công tác PCGD cho tất cả các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương để thấy rõ trách nhiệm của các cấp các ngành các đoàn thể về công tác phổ cập giáo dục. điều tra phổ cập từ 0 đến 60 tuổi là nhiệm vụ của mỗi GV.

          - Xây dựng kế hoạch PCGDTH mức độ 3, có thể và thực hiện kế hoạch phổ cập có bổ sung kế hoạch để PCGDTH có chất lượng. Hồ sơ phổ cập phải được lưu trữ tốt. Tổ chức công tác tự kiểm tra để khắc phục nhược điểm.

          - Tăng cường công tác phụ đạo học sinh chưa hoàn thành, nâng cao chất lượng đại trà đảm bảo học sinh lên lớp đúng khả năng, tuyệt đối không để học sinh ngồi  sai lớp.

Hoàn thành công tác Phổ cập giáo dục tiểu học đạt kết quả cao.

4. Biện pháp nâng cao chất lượng, số lượng của bếp ăn bán trú

          Nhà trường xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu cho công tác này một cách cụ thể, chi tiết đảm bảo mở rộng, tăng tỉ lệ học sinh tham gia hơn năm trước đạt chỉ tiêu đề ra. Thông báo, tuyên truyền tới cha mẹ học sinh, tiếp thu ý kiến đóng góp của cha mẹ học sinh cho công tác này, báo cáo với các cấp có liên quan về công tác bán trú để xin ý kiến chỉ đạo. Làm tốt công tác XHHGD, kêu gọi các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, sự ủng hộ của cha mẹ học sinh để xây dựng: nhà ăn, mua sắm trang thiết bị cần thiết cho công tác bán trú. Bố trí các phòng học làm phòng ngủ, trang bị bàn học ba tác dụng: bàn học, bàn ăn, giường ngủ cho các lớp bán trú.

          Làm tốt công tác tuyên truyền để cha mẹ học sinh nhận thấy mục đích, ý nghĩa và tác dụng của việc tổ chức thực hiện lớp bán trú trong trường tiểu học hiện nay để cha mẹ học sinh tự nguyện cho con em tham gia.

          Thực hiện nghiêm ngặt quy trình đảm bảo vệ sinh ATTP, nâng cao chất lượng bữa ăn; giấc ngủ, tổ chức cho học sinh đọc sách, báo và xem ti vi sau giờ ăn và trước giờ ngủ buổi trưa.

5. Biện pháp nâng cao số lượng, chất lượng thực hiện Đề án giáo dục bơi

           Chỉ đạo giáo viên giảng dạy đúng kiến thức, kỹ năng của môn bơi lội, đảm bảo học sinh có những kỹ năng cơ bản về bơi sống sót và cứu đuối sau khi kết thúc khóa học . Giúp các em hiểu rõ việc học bơi để bảo vệ mình, cứu người và nâng cao sức khỏe là rÊt quan träng.

          Xây dựng được nề nếp, những qui định của môn học, học sinh có thói quen tập luyện thể dục thể thao.

          Phối kêt hợp với các đoàn thể trong nhà trường, đặc biệt là đoàn thanh niên để tổ chức các hoạt động, các phong trào giúp các em tham gia rèn luyện thân thể tốt hơn, góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh, hình thành nhân cách lối sống lành mạnh có văn hóa.

           Tổ chức tốt các lớp dạy học năng lực sở trường về thể dục thể thao. Phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu thể dục thể thao, có năng khiếu bơi lội để tham gia các giải bơi lội do các cấp tổ chức.

          Tạo điều kiện để giáo viên thể dục của trường tham gia các lớp bồi dưỡng về kiến thức bơi lội, về phương pháp dạy-học bơi do các cấp tổ chức.

          V. Các giải pháp thực hiện công tác truyền thông:

          1. Giải pháp về công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện.

                Chủ động xây dựng nội dung, kế hoạch truyền thông giáo dục tiểu học năm học 2024-2025 cho đơn vị. Trong năm học, Ban giám hiệu tăng cường thông tin với chính quyền, tuyên truyền tới nhân dân địa phương, các bậc phụ huynh và cộng đồng về những đổi mới của Ngành Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là việc triển khai Chương trình GDPT 2018; Tuyên truyền tích cực về các hoạt động, sự thay đổi tích cực, kết quả công tác giáo dục trong nhà trường.

                Yêu cầu giáo viên thường xuyên theo dõi, tìm hiểu thông tin về đổi mới Chương trình, sách giáo khoa ở cấp Tiểu học thông qua các phương tiện truyền thông (báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử) chính thống đã được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động và lưu hành. Những nội dung mới cần tìm hiểu đầy đủ cơ sở pháp lý và không truyền thông những thông tin trên mạng xã hội mà chưa được kiểm chứng hoặc có nội dung phản cảm về giáo dục.

          Tổ chức tập huấn và yêu cầu giáo viên tự bồi dưỡng về cách thức viết tin bài đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

          2. Sử dụng Website là công cụ thực hiện công tác truyền thông đối với giáo dục Tiểu học

          Phân công đồng chí giáo viên Tin học phụ trách Website của trường; phân công  cán bộ, giáo viên viết các chuyên đề truyền thông về giáo dục tiểu học để gửi đăng tải trên Website, Fanpage của trường, Phòng GD. Các bài viết tập trung vào các nội dung như: Quán triệt các nhiệm vụ trọng tâm của Ngành năm học 2024-2025; nâng cao hiểu biết về Chương trình giáo dục phổ thông mới; xây dựng nông thôn mới góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại nhà trường; huy động sự tham gia của cộng đồng góp phần duy trì bền vững mô hình dạy học hai buổi/ngày; xây dựng trường chuẩn Quốc gia và phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; huy động trẻ đến trường và rèn kỹ năng sống cho học sinh góp phần thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục; giải pháp nâng cao chất lượng dạy; xây dựng hoạt động trải nghiệm trong trường tiểu học; công tác xã hội hóa giáo dục, hoạt động thiện nguyện; phòng chống thiên tai biến đổi khí hậu tác động đến trường tiểu học; phòng chống xâm hại trẻ em, giáo dục kỹ năng sống; duy trì và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thông qua các hoạt động ngoại khóa; hoạt động tư vấn tâm lý học đường trong trường tiểu học; truyền thông về các giải pháp sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh;...

          3. Sử dụng hiệu quả các trang mạng xã hội: Facebook, Fanpage, Zalo, Youtube, Twitter, Instagram, Flickr, Tumblr, Google Plus, Slide Share, Pinterest , LinkedIn ... là công cụ thực hiện công tác truyền thông đối với giáo dục Tiểu học.

          4. Đối phó hiệu quả với tin xấu, tin độc hại trên mạng xã hội

          Để công tác truyền thông đạt hiệu quả cao, ngoài sự quan tâm chỉ đạo của các cấp quản lý thì mỗi cán bộ, giáo viên trong các nhà trường phải là một “sứ giả” làm công tác truyền thông; đồng thời mỗi học sinh phải là những “cộng tác viên” tuyên truyền tích cực và hiệu quả đến gia đình và cộng đồng. Biết phân biệt, loại trừ, phản biện đối với các dạng tin bài nói xấu, câu like nhằm mất uy tín của Đảng, Nhà nước, của ngành giáo dục.

          5. Phối hợp tốt với các cơ quan Báo, Đài đẩy mạnh công tác truyền thông cho Giáo dục Tiểu học nói chung, cho nhà trường nói riêng.

          6. Giải pháp về công tác kiểm tra, đánh giá.

          Làm tốt công tác kiểm tra, kiểm duyệt các tin bài trước khi đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng.

          Tuyên dương, khen thưởng những cá nhân tích cực trong công tác tryền thông.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN IV.  TỔ CHỨC THỰC HIỆN

          I. Phân công nhiệm vụ cho CB, GV, NV

          1. Hiệu trưởng:

          Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện
trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền trong năm học. Căn cứ Hướng dẫn và Kế hoạch năm học để xây dựng kế hoạch công tác tháng, tuần triển khai thực hiện.

Chịu trách nhiệm trước cấp trên về quản lý, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động trong nhà trường theo điều lệ trường Tiểu học.

Phụ trách chung tất cả các hoạt động trong nhà trường. Trực tiếp chỉ đạo công tác tổ chức, công tác tài chính trong nhà trường.

          Định kỳ thực hiện đánh giá, rút kinh nghiệm kết quả thực hiện nhiệm vụ của các tổ, các bộ phận, các cá nhân. Cuối năm học sẽ tiếp tục kiểm tra toàn diện kết quả năm học của CBGV. Hiệu trưởng sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp để điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp, việc đánh giá kết quả năm học và bình xét thi đua sẽ động viên được các CBGV có  sự cố gắng nỗ lực phấn đấu.

2. Phó hiệu trưởng

Phó Hiệu trưởng giúp việc cho hiệu trưởng và chịu trách nhiệm
trước hiệu trưởng; chịu trách nhiệm điều hành công việc do hiệu trưởng phân
công; điều hành hoạt động của nhà trường khi được hiệu trưởng ủy quyền.

          Chủ động tham mưu cho Hiệu trưởng về các lĩnh vực phụ trách, đặc biệt là các nội dung có liên quan đến chuyên môn,  chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và các cấp về các hoạt động Chuyên môn cũng như nhiệm vụ được ủy quyền. Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn, các nội dung được phân công phụ trách và tổ chức các hoạt động chuyên môn của nhà trường sau khi có sự phê duyệt, thống nhất trong Ban lãnh đạo. Giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch và quản lý, điều hành các hoạt động chuyên môn, các hoạt động giáo dục GDNGLL, Kiểm định chất lượng, phổ cập, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Chịu trách nhiệm về thực hiện chương trình giáo dục, chất lượng giáo dục đại trà,  học sinh năng khiếu, GVG và chất lượng các hội thi, giao lưu của học sinh.

          Duyệt, kiểm tra Kế hoạch bài dạy của giáo viên; Hướng dẫn các tổ chuyên môn xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn. Tham gia kiểm tra chuyên môn, chuyên đề, đột xuất GV-NV.

          Trực trường theo sự phân công. Tích cực tham mưu với Hiệu trưởng để hoàn thành tốt công việc được giao.

          3. Tổ trưởng và các cán bộ phụ trách.

3. 1. Tổ trưởng chuyên môn.

Tổ chức cho tổ chuyên môn tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, KH giáo dục của tổ, khối chuyên môn. Căn cứ vào kế hoạch giáo dục của nhà trường, xây dựng và giải trình kế hoạch dạy học các môn học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học của tổ theo tuần, tháng, học kỳ và năm học trình Hiệu trưởng phê duyệt trước khi tổ chức thực hiện. Điều hành hoạt động của tổ, kiểm tra đôn đốc các thành viên trong tổ thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công và theo kế hoạch hoạt động chuyên môn của trường, của tổ một cách chủ động và linh hoạt.

          3. 2. Tổ trưởng tổ Văn phòng.

Căn cứ kế hoạch giáo dục của nhà trường, xây dựng kế hoạch hoạt động
của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm phục vụ cho việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục của nhà trường. Giúp hiệu trưởng thực hiện công tác văn thư, nhiệm vụ quản lý tài chính, tài sản trong nhà trường và hạch toán kế toán, thống kê theo chế độ quy định.

3.3. Tổng phụ trách Đội;

Tổng phụ trách Đội có nhiệm vụ tổ chức, quản lí các hoạt động của Đội Thiếu niên và Sao Nhi đồng ở nhà trường theo Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh và tổ chức, quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Xây dựng, thực hiện kế hoạch công tác Đội TN, Sao Nhi đồng theo định hướng chỉ đạo của Hội đồng Đội Tứ Kỳ và theo Kế hoạch của nhà trường.

          Kiểm điểm công tác thực hiện trong tuần, tháng, đăng kí kế hoạch công tác tháng của Đội, trình bày ý kiến của TPT trong cuộc họp hội đồng, cuộc họp xây dựng kế hoạch; cuộc họp thi đua … Tổ chức các buổi chào cờ đầu tuần.

          Thực hiện quản lí công tác trực ban GV, HS hàng ngày. Quản lí, giám sát việc thực hiện nội quy, nề nếp, giữ gìn vệ sinh trường lớp; phối hợp GV phụ trách VN, TDTT tổ chức các hoạt động ngoài giờ cho học sinh hiệu quả.

4. Nhân viên Y tế - Thủ quỹ:

Xây dựng, thực hiện kế hoạch công tác y tế trường học theo Kế hoạch của nhà trường. Cùng Ban giám hiệu phối hợp với các cơ quan y tế tổ chức khám sức khoẻ, phân loại sức khoẻ  cho học sinh toàn trường. Làm tốt công tác tuyên truyền và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho CB-GVvà HS. Làm tốt công tác tuyên truyền, vệ sinh môi trường, phòng dịch bệnh theo mùa. Tham mưu cho Ban giám hiệu về việc trang bị các thiết bị, phương tiện, thuốc và các hoạt động công tác y tế trường học.

          Theo dõi việc đảm bảo ATVSTP bếp ăn bán trú; theo dõi số lượng HS ăn bán trú; lên thực đơn của bếp ăn bán trú hàng ngày, ...

     Làm tốt công tác cộng tác viên Bảo hiểm y tế. Thu,giữ, xuất, chi các khoản tiền của trường khi HT đã kí duyệt.

          5- Nhân viên Thư viện - Thiết bị.

Xây dựng, thực hiện kế hoạch công tác Thư viện, Thiết bị trường học theo kế hoạch của nhà trường và của Phòng GD. Tổ chức các hoạt động Thư viên, thiết bị hiệu quả, phát huy vai trò, chất lượng của Thư viện Xuất sắc.

Tham mưu cho Ban giám hiệu về việc mua sắm bổ sung các đầu sách vào thư viện hàng năm; các chương trình ngoại khoá liên quan đến hoạt động thư viện.

          Cung ứng kịp thời, đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi, sách tham khảo, đồ dùng học tập cho học sinh theo kế hoạch của Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Tứ Kỳ.

          Tham mưu cho Ban giám hiệu về việc mua sắm bổ sung các thiết bị dạy học cần thiết hàng năm; phong trào tự làm đồ dùng trong cán bộ, giáo viên.

6. Kế toán - Văn thư

          Tham mưu cho Hiệu trưởng về việc thu - chi các loại quỹ đúng quy định hiện hành của nhà nước. Thực hiện thanh quyết toán tài chính kịp thời, đúng quy định, đảm bảo đầy đủ hồ sơ, chứng từ hợp lệ. Thực hiện các chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên và học sinh kịp thời theo chỉ đạo của Hiệu trưởng. Làm tốt công tác cộng tác viên bảo hiểm thân thể cho giáo viên và học sinh. Kiểm soát thu-chi và lập chứng từ thu-chi đầy đủ kịp thời tất cả các nguồn thu trong nhà trường.

Lưu trữ các số liệu thống kê, văn bản liên quan đến mọi hoạt động của trường. Lưu trữ và tổng hợp công văn bản của các cấp, báo cáo của các cấp.

Quản lí công văn đi, đến;  Hồ sơ viên chức; con dấu.

          Thực hiện công tác tiếp dân của đơn vị.

          7. Giáo viên

Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và kế hoạch giáo
dục của nhà trường. Chủ động thực hiện và chịu trách nhiệm về kế hoạch giáo dục; tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn (nội dung, phương pháp giáo dục, kiểm tra đánh giá học sinh) và chất lượng, hiệu quả giáo dục từng học sinh của lớp, của môn mình phụ trách, bảo đảm quy định của chương trình giáo dục, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của nhà trường.

Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn và nhà trường;
thường xuyên cập nhật những chỉ đạo của ngành; chuẩn bị, tổ chức dạy học và
đánh giá học sinh theo quy định; thực hiện các hoạt động chuyên môn khác.

Xây dựng mối quan hệ thân thiện, dân chủ giữa giáo viên với học sinh,
với cha mẹ học sinh và cộng đồng; giúp học sinh chủ động, sáng tạo, tự tin, tự chủ trong học tập và rèn luyện

Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; ứng xử văn hóa, đoàn
kết, giúp đỡ đồng nghiệp; gương mẫu trước học sinh; thương yêu, đối xử công
bằng và tôn trọng học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của học sinh.

Thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập và sinh hoạt chuyên môn; sáng tạo, linh hoạt trong việc tự làm đồ dùng dạy học.

Tham gia kiểm định chất lượng giáo dục; Tham gia thực hiện giáo dục bắt buộc, phổ cập giáo dục và xóa mù chữ ở địa phương.

Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh,
cộng đồng và các tổ chức xã hội liên quan để thực hiện nhiệm vụ giáo dục.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và theo sự
phân công của Hiệu trưởng

Thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định trong nhà trường. Tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua, các cuộc vận động và các nhiệm vụ của nhà trường trong năm học.

          Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Trau dồi và rèn luyện đạo đức Nhà giáo. Làm tốt công tác tuyên truyền và thực hiện tốt XHHGD. Tham gia đầy đủ và có hiệu quả các hoạt động của địa phương.

          7. Bảo vệ.

Bảo vệ tài sản và giữ gìn uy tín của nhà trường, của cán bộ, giáo viên và công nhân viên trong nhà trường.

Thực hiện đúng nhiệm vụ được phân công, thực hiện nếp sống văn hóa nơi công sở, đón tiếp và hướng dẫn khách khi khách đến làm việc và liên hệ công tác với nhà trường. 

Quản lý học sinh trong các giờ học đúng nội quy nhà trường ( không để học sinh ra khỏi cổng trường khi chưa được phép của Ban giám hiệu, không để khách đến liên hệ công tác, phụ huynh học sinh….ra vào tự do và đi xe máy, xe đạp, ô tô trong khu vực trường).

          Trông coi các phương tiện giao thông của GV, HS và khách đến trường.

          9. Cấp dưỡng.

Nấu ăn, theo thực đơn của trường và phục vụ tất cả các bữa ăn của lớp bán trú.

Trong quá trình nấu ăn và phục vụ phải đảm bảo về chất lượng, số lượng cũng như an toàn và vệ sinh ăn uống cho học sinh và các thầy cô giáo tham gia ăn trong lớp bán trú.

Có trách nhiệm vệ sinh thường xuyên, giữ gìn và bảo quản nhà ăn, nhà bếp cũng như  tài sản của nhà bếp và phòng ăn của lớp bán trú. 

Tham mưu cho nhà trường kịp thời về việc cần mua sắm, sửa chữa trang thiết bị cần thiết phục vụ việc ăn, ngủ của HS.

Tuyên truyền về công tác bán trú của nhà trường trong nhân dân và phụ huynh học sinh để công tác bán trú của trường đạt kết quả cao.

          10. Lao công.

          Thực hiện công tác vệ sinh môi trường theo hợp đồng kí kết.

          II. Phân công chuyên môn của cán bộ, giáo viên, nhân viên

   

STT

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Trình độ ĐT

Chức vụ

Nhiệm vụ được giao

Số tiết thực dạy/tuần

Số tiết kiêm nhiệm

Tổng số tiết

Số tiết thừa

1

Đoàn Thị Phượng

17/06/1969

ĐHQL

 Hiệu trưởng

Quản lý, dạy lớp 2

2

 

2

 

2

Vũ Thị Thanh Huyền

22/02/1974

ĐHSP

Phó HT

Quản lý, dạy lớp 4

4

 

4

 

3

Bùi Thị Bẩy

26/04/1974

ĐHSP

 GV-TT tổ 1+2+3

CN lớp 1A

27

6

33

10

4

Phạm Thị Bích Mai

20/10/1973

ĐHSP

Giáo viên

CN lớp 2B, TTND, TP 1,2,3

25

5

30

7

5

Vũ Thị An Thư

04/10/1974

ĐHSP

Giáo viên

CN lớp 1B

27

3

30

7

6

Vũ Thị Anh Đào

09/3/1980

ĐHSP

Giáo viên

CN lớp 2C, TVTL

25

6

31

8

7

Nguyễn Thị Mùi

09/02/1975

ĐHSP

TP 4+5

CN lớp  3A

25

4

29

6

8

Vũ Thị Oanh

08/01/1976

ĐHSP

Giáo viên

CN lớp 4C

25

3

28

5

9

Trần Thị Kiều Trang

03/4/1998

ĐHSP

Giáo viên

CN lớp 2A, TPCĐ

Con nhỏ

23

9

32

9

10

Tiêu Thị Nhài

17/11/1972

ĐHSP

 GV- TT tổ 4+5

CN lớp 5B

24

6

30

7

11

Trương Thanh Hải

19/03/1977

ĐHSP

Giáo viên

GVTA, PTPTA

28

3

31

8

12

Nguyễn Thị Hường

14/09/1978

ĐHSP

Giáo viên

GVAN, PCTCĐ, PTAN

21

7

28

5

13

Nguyễn Thị Hồng

 

ĐHSP

Giáo viên

CN lớp 3C

25

3

28

5

14

Nguyễn Thị Toán

20/07/1985

ĐHSP

Giáo viên

GVMT- TKHĐ, PTPMT

21

5

26

3

15

Nguyễn Hùng Hoàng

25/06/1984

ĐHSP

Gv TD- TPT-BTĐ

GVTD, PTTDTT

12

14,5

26,5

3,5

16

Nguyễn Thị Định

04/01/1989

ĐHSP

TBNC- TP 4+5

CN lớp 4B

25

5

30

7

17

Vi Thị Bài

25/10/1982

ĐHSP

CTCĐ

CN lớp 4A

24

7

31

8

18

Phạm T.Hồng Nhung

09/11/1998

ĐHSP

Giáo viên

CN lớp 5A

24

3

27

4

19

Trần Thị Thuỳ

19/11/1983

ĐHSP

Giáo viên

CN lớp 4A, TTCĐ

25

5

30

7

20

Nguyễn Thị Lụa

28/10/1980

ĐHSP

Giáo viên

CN lớp 1C,TTCĐ

27

5

32

9

21

Bùi Thị Lan

28/9/1988

ĐHTin

Giáo viên

Dạy tin học, TPCĐ

24

2

26

  3

22

Trần Thị Thanh

 

 

Giáo viên

CN lớp 5C

24

3

27

HĐTG

23

Đồng Ngọc Phan

26/2/1978

CĐTH

Giáo viên

GVVH

18

 

18

HĐTG

24

Nguyễn Thị Nhàn

23/01/2001

ĐHTH

Giáo viên

NN ANH

20

 

20

HĐTG

25

Nguyễn Thị Duyên

 

ĐH

Kế toán

Kế toán

 

 

 

 

26

Phạm Thị Thoan

02/07/1986

TC

YTTH

YT

 

 

 

 

27

Nguyễn Thị Minh Châu

11/04/1978

ĐH

Thư viện-TB

Thư viện, PTPT

 

3

3

3

 

Tổng

       

525

107,5

632,5

189,5

 

III. KẾ HOẠCH THỜI GIAN NĂM HỌC

    * Quy định thời gian học (theo QĐ số 2215/ QĐ-UBND ngày 28/8/2024 của UBND tỉnh HD)

          - Ngày tựu trường: 22/8/2024 ( khối lớp 1); ngày 29/8/2024 ( lớp 2,3,4,5)

  - Ngày khai giảng: 05/9/2024

  - Học kì I: Từ 06/9/2024 đến 17/01/2025.

  - Học kì II: Từ 20/01/2025 đến trước ngày 30/5/2025

  - Ngày kết thúc năm học: 31/5/2025.

  - Xét công nhận HTCTTH trước ngày 30/6/2025.

 Các ngày nghỉ lễ tết được thực hiện theo quy định của Luật lao động và các văn bản hướng dẫn hằng năm ( gồm: Quốc khánh 2/9: 2 ngày; Giỗ Tổ Hùng Vương 1 ngày; 30/4 và 1/5; nghỉ Tết theo hướng dẫn khi có).

Trường hợp nghỉ học đột xuất do thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh, thiên tai sẽ tổ chức bố trí học bù.

 

VI. KẾ HOẠCH CÔNG TÁC THÁNG NĂM HỌC 2024-2025

(có phụ lục kèm theo)

 

 

       HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

 

                       Đoàn Thị Phượng

PHÊ DUYT CA

 PHÒNG O DỤC

Thời gian ban hành

HIỆU TRƯỜNG KÝ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KÕ ho¹ch th¸ng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KẾ HOẠCH CÔNG TÁC                                                                                                       

NỘI DUNG CÔNG TÁC

* Tư­ t­ưởng chính trị:

Chuẩn bị tốt các điều kiện cho việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2024- 2025.

* Chuyên môn:

- Tuyển sinh lớp 1 năm học 2024-2025.

- Chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị  cho năm học mới.

- Thực hiện  tốt bồi dư­ỡng hè cho CBQL và GV dạy lớp 5 năm học 2024-2025.

- Kiện toàn Tiểu ban  phổ cập và GD trẻ khuyết tật.

- Điều tra và điều tra bổ sung thông tin các hộ gia đình trong xã.

- Thực hiện lịch tựu trường năm học 2024-2025

- Xây dựng kế hoạch bồi d­ưỡng CMNV cho CBGV

- Học tập nội dung theo kế hoạch bồi dư­ỡng.

- Phân công chuyên môn, XD thời gian biểu, thời khoá biểu.

- Ra QĐ thành lập tổ chuyên môn, bổ nhiệm chức danh TT, TP tổ chuyên môn.

* Công tác khác:

- Xây dựng kế hoạch tu sửa mua sắm CSVC  để trình với Phụ huynh xin huy động tài trợ.

- Họp các bộ phận xây dựng kế hoạch huy động năm học : 2024 - 2025, KH dạy học 2buổi/ ngày

- Kiểm tra cơ sở vật chất; tu sửa CSVC để chuẩn bị cho năm học mới.

- Tăng c­ường cung ứng SGK, đồ dùng cho học sinh.

- Họp Hội đồng trư­ờng .

- Xây dựng KH dạy học 2 buổi/ ngày xin PGD& ĐT huyện phê duyệt

* Bổ sung kế hoạch:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THÁNG 7+8/ 2024

NGƯỜI P.TRÁCH, T.HIỆN

KẾT QUẢ THỰC HIỆN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                            

    KẾ HOẠCH CÔNG TÁC

* Tư­ t­ưởng chính trị

- Thực hiện tốt các phong trào thi đua do ngành phát động.

- Tổ chức tốt Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường và Khai giảng năm học mới. H­ưởng ứng tháng ATGT, tháng khuyến học.

- Tuyên truyền vận động các nguồn tài trợ để tu bổ cơ sở vật chất.

* Chuyên môn:

- Tổ chức tốt Lễ khai giảng năm học mới.

- Thực hiện chương trình tuần 1 từ ngày 06/9 /2024

- Tiếp tục điều tra, vào phần mềm QL phổ cập GDGD, tập hợp báo cáo.

- Bồi dư­ỡng CBGV theo kế hoạch BD (TT 32)

- Học tập nhiệm vụ năm học 2024- 2025.

- Xây dựng xong các dự thảo kế hoạch tổ CM,  nhà trư­ờng,  công đoàn, Đoàn đội, ...

- Làm báo cáo CSDLN, EQMS kì đầu năm, báo cáo GD thể chất, ngoại khoá, y tế trường học.

- Kiểm tra việc thực hiện nề nếp chuyên môn:

- Học tập Thông tư 27/2020/TT-BGD ĐT ngày 04/9/2020 về Qui định đánh giá HS tiểu học.

* Công tác khác:

- Thông qua các dự thảo quy chế hoạt động, thi đua, quy định chung cho năm học.

- HĐTG: 03GV( 2GV văn hóa; 01 GV TA)

- Tổ chức Hội nghị Cha mẹ học sinh toàn trư­ờng lần thứ nhất,

- Tham m­ưu với lãnh đạo địa ph­ương và các tổ chức thực hiện tốt XHHGD

- Tổ chức Tết Trung thu cho HS : Tổ chức phạm vi lớp học.

- Các lớp tiến hành trang trí lớp học Thân thiện .

* Bổ sung kế hoạch:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THÁNG 9/ 2024

NGƯỜI P.TRÁCH, T.HIỆN

KẾT QUẢ THỰC HIỆN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                      

 

 

             

                                                       

   KẾ HOẠCH CÔNG TÁC

NỘI DUNG CÔNG TÁC

* Tư­ t­ưởng chính trị

- Tổ chức và thực hiện tốt nghị quyết Hội nghị viên chức năm học 2024 - 2025.

- Thi đua lập thành tích chào mừng  ngày 15/10 và 20/10.

* Công tác chuyên môn:

- Thực hiện tốt các quy chế chuyên môn.

- Giao chất lư­ợng cho từng giáo viên và từng lớp.

- Các tổ triển khai chuyên đề 1. Tham gia chuyên đề dạy học lớp 5 theo Chương trình GDPT mới 2018 tại cụm chuyên môn số 4.

- Học tập bồi dư­ỡng CM theo kế hoạch bồi d­ưỡng.

- Tham gia thi bóng đá học sinh tiểu học cấp huyện .

- Kiểm tra chuyên đề với tất cả 100% CBGV: hồ sơ, nền nếp...

- Duyệt các loại kế hoạch của  các bộ phận và cá nhân.

- Tổ chức thi GVG cấp trư­ờng theo TT21/2010.

- Đăng ký thi đua và SKKN nộp PGD.

- Đón đoàn kiểm tra về công nhận kết quả thực hiện công tác PCGDTH năm 2024

- Học tập Thông tư 28/2020/TT-BGD ĐT ngày 04/9/2020 Ban hành Điều lệ Trường tiểu học.

* Công tác khác:

- Tổ chức HNCBVC năm học 2024- 2025; tổ chức ĐH chi đoàn, ĐH Liên đội.

- Tổ chức khám sức khoẻ đợt 1 cho HS và làm xong thẻ BHYT cho HS lớp 1.

- Công đoàn tổ chức kỉ niệm  ngày 20/10.

- Bổ sung các dụng cụ, hoạt động y tế theo yêu cầu .

- Tiếp nhận các loại huy động, tài trợ, viện trợ để tu sửa, bổ sung  CSVC.

- Tăng c­ường cho HS đọc sách, phát huy tốt vai trò của TVXS.

- Hoàn thiện hồ sơ kiểm định mức độ 2.

- Tham gia cuộc thi “ Em vì Tứ Kỳ Xanh - Sạch - Đẹp - Văn minh”.

- Tham mưu xây dựng cơ sở vật chất để đảm bảo yêu cầu trường chuẩn Quốc gia mức độ I . 

* Bổ sung kế hoạch:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THÁNG 10/2024

NGƯỜI P.TRÁCH, T.HIỆN

KẾT QUẢ THỰC HIỆN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                      

 

 

 

 

  KẾ HOẠCH CÔNG TÁC

NỘI DUNG CÔNG TÁC

* Tư­ t­ưởng chính trị

- Thi đua dạy tốt- Học tốt chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.

- Thực hiện tốt nội dung thi đua phát động đợt 1 năm học 2024 - 2025.

* Chuyên môn:

- Tiếp tục tổ chức hội thi GVG cấp trư­ờng theo TT21/2010. Hội giảng với GV chưa đủ điều kiện thi.

- Thi đọc hay viết đẹp cấp trư­ờng. Chấm VSCĐ đợt 1.

- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học.

- CBGV tự bồi dưỡng theo kế hoạch, theo TT32.

- Các tổ tiếp tục thực hiện chuyên đề 1, triển khai chuyên đề 2.

- Kiểm tra CMNV, Kiểm tra CĐ CBGV, nhân viên theo kế hoạch.

- Nâng cao chất l­ượng hoạt động th­ư viện tiên tiến và thư­ viện thân thiện.

- Hoàn thiện hồ sơ phổ cập GD TH năm 2024

- Thực hiện kế hoạch thu chi tiền 2 buổi/ ngày theo hướng dẫn 538/ GGD ĐT- KHTC; NQ số 08/2022/NQ- HĐND ngày 08 /12/2022 của HĐND tỉnh Hải Dương

- Thực hiện Đánh giá HS theo TT 27/2020/TT-BGDĐT.

  • Kiểm tra  thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 5.

- Tham gia thi giáo viên giỏi môn TA, MT, TD cấp huyện.

* Công tác khác

- Chỉ đạo tốt ngoại khoá, triển khai bài múa sân tr­ường mới.

- Thi trang trí lớp học Xanh- Sạch - Đẹp- Thân thiện.

- Tổ chức mít tinh KN ngày NGVN 20-11, Thi tiếng hát dân ca.

- Tuyển chọn đội bóng đá HS nam, tích cực tập luyện để thi đấu cấp cụm, huyện.

-Tổ chức các HĐ hưởng ứng: " Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông"

-Tuyên truyền, vận động CB, GV- CNV, HS và toàn thể ND thực hiện nghiêm túc Nghị định số 36/2009/NĐ- CP của Chính phủ.

* Bổ sung kế hoạch:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THÁNG 11/ 2024

NGƯỜI P.TRÁCH, T.HIỆN

KẾT QUẢ THỰC HIỆN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                      

 

           

                                                 

 

KẾ HOẠCH CÔNG TÁC

NỘI DUNG CÔNG TÁC

* Tư­ t­ưởng chính trị

- Thi đua: "Dạy tốt- học tốt " chào mừng ngày 22/12

- Tuyên truyền giáo dục tác phong anh bộ đội và chuẩn bị sơ kết kì 1.

* Chuyên  môn

- Các tổ rút kinh nghiệm sau chuyên đề 1, chuyên đề 2

- Tham gia Hội thi giáo viên  dạy giỏi lớp 4, giáo viên dạy các môn TA, MT, TD cấp tỉnh

- Tích cực ôn tập  chuẩn bị cho kiểm tra định kì cuối học kỳ I

- Kiểm tra định kì cuối học kỳ 1 theo chỉ đạo.

-  Đánh giá HS theo đúng TT 27/2020/TT-BGDĐT.

- Bồi dư­ỡng cán bộ giáo viên theo kế hoạch xây dựng.

- Kiểm tra CMNV, kiểm tra chuyên đề theo kế hoạch.Kiểm tra chấm chữa bài của GV

- Chỉ đạo làm Học bạ Số theo đúng TT 27/2020/TT-BGDĐT                                  

- Hoàn thành chương trình học kỳ 1 đúng thời gian quy định.

- Thi Olympic Tiếng Anh trên Intenet cấp trường

- Tham gia các hoạt động của cụm chuyên môn số 4.

- Tham gia chuyên đề dạy học môn Tiếng Việt, môn Toán  lớp 4, lớp 5.

* Công tác khác:

- Tổ chức tốt hoạt động ngoại khoá.Tố chức cho HS đi trải nghiệm thực tế.

- Thi bóng đá HS tiểu học cấp huyện, cấp tỉnh.

- Tổ chức Lễ KN ngày TLQĐNDVN 22/12 và Giao lưu trò chơi dân gian cấp

trư­ờng.

- Gửi hoàn thành báo cáo học kỳ.

- Phát động tự làm đồ dùng dạy học

- Sơ kết thi đua kì 1.

* Bổ sung kế hoạch:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THÁNG 12/ 2024

NGƯỜI P.TRÁCH, T.HIỆN

KẾT QUẢ THỰC HIỆN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                      

 

 

 

 

                                                                KẾ HOẠCH CÔNG TÁC

NỘI DUNG CÔNG TÁC

* Tư­ t­ưởng chính trị

- Hư­ớng tới ngày 3/2 Thành lập Đảng CSVN. 

- Thi đua lập thành tích mừng Đảng, mừng xuân.

- Thực hiện tốt sơ kết thi đua đợt 1.

* Chuyên môn:

- Kết thúc chương trình học kỳ I ngày 17/01/2025. Học ch­ương trình học kỳ II ( từ 20/01/2025). 

- Các tổ triển khai chuyên đề 3.

- Kiểm tra CMNV, chuyên đề 1 số CBGV.

- Kiểm tra Sổ theo dõi chất lượng học sinh, việc làm học bạ theo TT 27/2020/TT-BGDĐT

- Bồi dư­ỡng CBGV theo kế hoạch.

- Kiểm tra chấm chữa bài của GV.

- Thực hiện duy trì tốt trang trí lớp theo mô hình trường TH mới VN.

- Hoàn thành đề cư­ơng  SKKN đã đăng kí đầu năm.

- Tham gia thi Olympic Tiếng Anh trên Intenet cấp huyện

- Tham gia dự thi bóng đá cấp tỉnh

* Công tác khác:

- Phân bổ DT NSNN cấp năm 2025, xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2025.

- Các tổ tiến hành sơ kết thi đua đợt 1.

- Tổ chức Lễ sơ kết học kỳ I

- Thực hiện tốt thống kê báo cáo về PGD

- Họp cha mẹ học sinh  lần 2.

- Đăng ký cung ứng SGK kì 2.

- Tập hợp số liệu cho ngày toàn dân đ­ưa trẻ đến tr­ường.

- Họp Hội đồng trư­ờng .

- Thực hiện nghiêm túc lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2025 theo Hướng dẫn của PGD.

* Bổ sung kế hoạch:

- Báo cáo số liệu học kỳ I trước ngày 15/01/2025.

- Tặng quà HS có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết NĐ

 

 

 

 

 

 

THÁNG 01/2025

NGƯỜI P.TRÁCH, T.HIỆN

KẾT QUẢ THỰC HIỆN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                      

 

 

 

 

                                                                       KẾ HOẠCH CÔNG TÁC

NỘI DUNG CÔNG TÁC

* Tư­ t­ưởng chính trị

- Giáo dục chủ đề yêu quê hương đất n­ước.

- Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 03/2.

* Chuyên môn:

- Duy trì các nề nếp chuyên môn trong dịp trước sau Tết NĐ.

- Các tổ tiếp tục triển khai và tổng kết chuyên đề 3. .

- Hoàn thành SKKN, nghiệm thu SKKN cấp tổ.

- Kiểm tra CMNV 1 số GV.

- Thi sản phẩm đồ dùng dạy học với GV.

- Bồi d­ưỡng CBGV theo kế hoạch.

- Tiếp tục trang trí lớp theo mô hình trường TH mới VNEN.

- Đánh giá kết quả thực hiện an toàn giao thông, an toàn trường học.

- Kiểm tra thực hiện nền nếp chuyên môn chất l­ượng của GV và HS.

- Đánh giá kết quả thực hiện chương trình , sách giáo khoa lớp 5.

- Tham gia giải cờ vua cấp huyện, cấp tỉnh.

* Công tác khác:

- Nâng cao hiệu quả của thư viện xanh, thư­ viên thân thiện.

- Tham gia Giao lưu tìm hiểu:" ATGT cho nụ cười trẻ thơ" năm học: 2024 - 2025.

- Phát động HS  các lớp tiếp tục tham gia nuôi lợn nhựa siêu trọng

- Tổ chức Tết trồng cây trong nhà trường và tham gia Tết trồng cây tại địa phương.

* Bổ sung kế hoạch:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THÁNG 02/2025

NGƯỜI P.TRÁCH, T.HIỆN

KẾT QUẢ THỰC HIỆN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                      

 

 

 

 

                                                                     KẾ HOẠCH CÔNG TÁC

NỘI DUNG CÔNG TÁC

* * Tư­ t­ưởng chính trị

- Phát động thi đua lập TT chào mừng 2 ngày lễ lớn: ngày 8/3 và 26/3.

- Tổ chức kỉ niệm ngày 8/3 và 26/3.

- Giáo dục HS theo chủ điểm :" Tiến b­ước lên đoàn"

* Chuyên môn:

- Chấm SKKN cấp trường. Nộp SKKN đạt loại tốt cấp trư­ờng lên huyện xét duyệt.

- Các tổ triển khai chuyên đề 3 và áp dụng chuyên đề đã thực hiện.

- Bồi d­ưỡng CBGV theo kế hoạch. SHCM theo hướng nghiên cứu bài học.

- Kiểm tra VSCĐ lần 2,việc chấm chữa bài cho HS theo TT 27/2020/TT-BGDĐT

- Kiểm tra CMNV, chuyên đề theo kế hoạch.

-Tham dự Hội thảo về “ Tổ chức hoạt động giáo dục  STEM trong giáo dục Tiểu học”.

- Tham gia hoạt động của cụm chuyên môn số 4.

- Tham gia thi IOE cấp tỉnh

* Công tác khác:

-  GV tiếp tục làm và tu sửa đồ dùng dạy học.

- Đăng ký mua SGK, vở viết năm học 2025- 2026.

- Tổ chức kết nạp đội viên lớp 3.

- Tích cực chăm sóc SK ban đầu, phòng chống dịch bệnh cho HS.

- Hoàn thiện hồ sơ để thẩm định quyết toán NS năm 2024.

- Công đoàn tổ chức toạ đàm, CLB nữ công vào ngày 8/3.

- Tổ chức HĐ ngoại khoá vào 26/3

* Bổ sung kế hoạch:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THÁNG 3/2025

NGƯỜI P.TRÁCH, T.HIỆN

KẾT QUẢ THỰC HIỆN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                      

 

 

 

 

                                                                       KẾ HOẠCH CÔNG TÁC

NỘI DUNG CÔNG TÁC

* Tư­ t­ưởng chính trị:

-  Phát động thi  đua lập TT chào mừng ngày 30/4. Giáo dục ý nghĩa ngày 30/4.

- Phát động HS thi tìm hiểu về Lê- nin, h­ướng tới kỉ niệm ngày sinh Lê- nin.

* Chuyên môn:

- Lập kế hoạch ôn tập học kì II và cuối năm.

- Kiểm tra chuyên đề , CMNV của CB, GV.

- Tham gia giao lưu” Câu lạc bộ toán tuổi thơ” khối 5 cấp trường, huyện, tỉnh..

- Củng cố, rà soát hồ sơ thi đua của cá nhân và các đoàn thể đón đoàn KT.

- Tổ chức giáo dục bơi cho học sinh.

- Báo cáo đánh giá đề án giáo dục bơi cho học sinh Tiểu học.

- Hoàn thành chuyên đề  của các tổ.

- Bồi d­ưỡng CBGV theo kế hoạch.

- Tiếp tục sưu tầm, hoàn thành các minh chứng của năm học 2024 - 2025 để phục vụ công tác kiểm định chất l­ượng .

- Tham dự Hội nghị chuyên đề “ Nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh theo Chương trình GDPT 2018”.

* Công tác khác:

- Thực hiện HĐ giáo dục NGLL theo chủ điểm

- Hoàn thiện hồ sơ thi đua đón kiểm tra.

- Củng cố hoạt động thư­ viện, thiết bị.

- Tổ chức thi tìm hiểu về chiến dịch HCM lịch sử.

* Bổ sung kế hoạch:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THÁNG 4/2025

NGƯỜI P.TRÁCH, T.HIỆN

KẾT QUẢ THỰC HIỆN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                      

 

 

 

 

KẾ HOẠCH CÔNG TÁC

NỘI DUNG CÔNG TÁC

* Tư  t­ưởng chính trị:

- Phát động thi đua "Hai tốt" lập TT chào mừng ngày 01/5 và ngày 19/5

- Tổ chức kỉ niệm ngày sinh nhật Bác.

- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thi tìm hiểu về Bác Hồ kính yêu.

- Đánh giá đúng GV, HS và tổng kết năm học theo quy định.

* Chuyên môn:

- Tích cực ôn tập cuối năm cho HS toàn tr­ường.

- Kiểm tra định kỳ cuối năm học . Kết hợp bàn giao chất l­ượng HS lớp 5 lên THCS (Trước 15/6/2025).

- Hoàn thành đánh giá HS theo TT 27/2020/TT-BGDĐT xét duyệt kết quả hoàn thành CT lớp học, CT Tiểu học trước 15/6/2025.

- KT việc chấm chữa bài, đánh giá HS; sổ theo dõi CLGD, TT 27/2020/TT-BGDĐT.

- Hoàn thiện hồ sơ KTCMNV, KTCĐ với 100% CBGV.

- Bồi d­ưỡng CBGV theo kế hoạch.  Tổng kết công tác BDGV

- Hoàn thiện hồ sơ đánh giá HT, HP, GV theo chuẩn HT, chuẩn nghề nghiệp GVTH

- Hoàn thiện hồ sơ đánh giá xếp loại viên chức và người lao động.

- Tiếp tục thu thập minh chứng năm học 2024 - 2025 phục vụ KĐCLGD.

- Báo cáo số liệu cuối năm và báo cáo tổng kết năm học trước ngày 30/5/2024.

- Chuẩn bị các điều kiện để tổ chức hoạt động hè năm 2025.

* Công tác khác:

- Tổng kết các cuộc vận động, tổ chức lễ tri ân cho học sinh lớp 5.

- Tổng kết năm học 2024-2025, bàn giao HS về SH hè tại địa phư­ơng.

- Tổ chức Hội nghị  cha mẹ học sinh toàn tr­ường cuối năm học 2024-2025.

- Hoàn thiện các loại báo cáo cuối năm.

- Kiểm kê thanh lý sách, kiểm kê CSVC cuối năm học.

- Thanh tra làm việc về kết quả năm học theo nội dung giám sát.

- Họp Hội đồng trư­ờng. - Tổ chức giáo dục bơi trong hè cho học sinh.

- Tham gia giao lưu bơi cho học sinh từ K3- K5 cấp trường, cấp huyện.

* Bổ sung kế hoạch:

 

 

 

 

 

 

 

 

THÁNG 5/2025

NGƯỜI P.TRÁCH, T.HIỆN

KẾT QUẢ THỰC HIỆN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                      

 

 

 

 

                                                                     KẾ HOẠCH CÔNG TÁC

NỘI DUNG CÔNG TÁC

* T­ư t­ưởng chính trị

- Hoàn thiện toàn bộ hồ sơ, kết quả năm học 2024- 2025.

* Chuyên môn:

- Hoàn thiện các nội dung tổng kết năm học.

-Thông báo công khai xếp loại Chuẩn HT, HP, chuẩn GVTH, đánh giá xếp loại công chức  viên chức, người lao động trư­ớc khi gửi PGD, PNV.

- Tổ chức ôn tập  cho học sinh  lớp 1,2,3,4 trong diện phải rèn luyện lại trong hè.

- Bàn giao học sinh hoàn thành ch­ương trình tiểu học lần 2 lên THCS ( nếu có).

- Tổ chức giáo dục bơi trong hè cho học sinh.Tham gia giao lưu bơi cấp huyện.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên hè 2025 và năm học 2025-2026.

- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh vào lớp 1 từ ngày 10- 20/7/2025.

* Bổ sung kế hoạch:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THÁNG 6+7/2025

NGƯỜI P.TRÁCH, T.HIỆN

KẾT QUẢ THỰC HIỆN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                            Cộng Lạc, ngày 15 tháng 9  năm 2024

                                                                   NGƯ­ỜI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

 

        KÝ DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO PHÒNG GD&ĐT

         HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

         

 

                 Đoàn Thị Phượng

 

 

 

              

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hội nghị cán bộ viên chức - người lao động trường TH Cộng Lạc , năm học 2024-2025 được tổ chức vào ngày 3 tháng 10 năm 2024 ... Cập nhật lúc : 8 giờ 18 phút - Ngày 16 tháng 10 năm 2024
Xem chi tiết
Lễ khai giảng năm học 2024-2025 trường Tiểu học Cộng Lạc huyện Tứ Kỳ Tỉnh Hải Dương ... Cập nhật lúc : 12 giờ 27 phút - Ngày 23 tháng 9 năm 2024
Xem chi tiết
CÔNG TÁC CHỐNG BÃO SỐ 3 CỦA CÁN BỘ, GIÁO VIÊN , NHÂN VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC CỘNG LẠC. ... Cập nhật lúc : 20 giờ 24 phút - Ngày 6 tháng 9 năm 2024
Xem chi tiết
Thành tích tiêu biểu của trường Tiểu học Cộng Lạc đạt được trong những năm vừa qua. ... Cập nhật lúc : 15 giờ 3 phút - Ngày 6 tháng 5 năm 2024
Xem chi tiết
BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ BỆNH THUỶ ĐẬU CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC CỘNG LẠC ... Cập nhật lúc : 10 giờ 1 phút - Ngày 16 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Sinh hoạ dưới cờ chủ đề: Hoà bình hữu nghị Hội thi giới thiệu sách chủ đề Bác Hồ kính yêu ... Cập nhật lúc : 15 giờ 21 phút - Ngày 15 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
HỘI THI NẪU ĂN CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 114 NĂM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8 THÁNG 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC CỘNG LẠC ... Cập nhật lúc : 16 giờ 11 phút - Ngày 18 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Hoạt động chào mừng 22 tháng 12 của thầy cô giáo và học sinh trường TH Cộng Lạc ... Cập nhật lúc : 9 giờ 52 phút - Ngày 25 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Chuyên đề tổ chức các hoạt động trải nghiệm tiết sinh hoạt dưới cờ theo chương trình GDPT 2018 ... Cập nhật lúc : 16 giờ 25 phút - Ngày 30 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Các hoạt động chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 của trường Tiểu học Cộng Lạc ... Cập nhật lúc : 10 giờ 11 phút - Ngày 25 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
1234567891011121314
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Phiếu ôn tập Toán - TV lớp 4 năm học 2023-2024
Giáo án lớp 5 năm học 2023-2024
Đề KT cuối kỳ 1 lớp 4 môn Tiếng Việt năm học 2023-2024
Đề KT cuối kỳ 1 lớp 4 năm học 2023-2024
Giáo án lớp 3 tuần 26 năm học 2022-2023
Giáo án lớp 3 tuần 25 năm học 2022-2023
Giáo án lớp 3 tuần 24 năm học 2022-2023
Giáo án lớp 3 tuần 23 năm học 2022-2023
Giáo án lớp 3 tuần 22 năm học 2022-2023
Đề thi TV lớp 5 học kỳ I năm học 2022-2023
Đề thi toán lớp 5 học kỳ I năm học 2022-2023
Toán trắc nghiệm lớp 4 năm 2022-3023
Đề thi trạng nguyên TV lớp 4 năm 2022-3023
Sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc năm học 2022- 2023
Sáng kiến kinh nghiệm môn Toán lớp 5 năm học 2022- 2023
1234
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG